Giá dầu thế giới lao dốc hơn 5%

(Chinhphu.vn) - Giá dầu ghi nhận biến động rất mạnh với mức giảm hơn 5% đối với cả 2 mặt hàng dầu WTI và Brent trong phiên giao dịch ngày 2/5. Rủi ro suy thoái gia tăng tại Mỹ trước hàng loạt các vấn đề về trần nợ, niềm tin đối với hệ thống ngân hàng và dữ liệu kinh tế kém tích cực đã thúc đẩy lực bán mạnh.

Cụ thể, giá dầu WTI giảm 5,29% xuống 71,66 USD/thùng, dầu Brent giảm 5,03% xuống 75,32 USD/thùng. Đây đều là mức giảm trong ngày lớn nhất trong 4 tháng qua, đưa giá về vùng thấp nhất trong vòng 5 tuần. 

Giằng co trong nửa đầu phiên, giá dầu chính thức phá vỡ hỗ trợ vùng 75 USD/thùng trong phiên tối và liên tục lao dốc ngay sau đó.  

Tổng thống Joe Biden sẽ không đàm phán về trần nợ trong cuộc gặp với 4 nhà lãnh đạo hàng đầu của quốc hội vào ngày 9/5, nhưng sẽ thảo luận về việc bắt đầu "một quy trình ngân sách riêng" về các ưu tiên trong chi tiêu. Trước đó, Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ, bà Yellen cho biết rằng cơ quan sẽ khó có thể đáp ứng tất cả các nghĩa vụ thanh toán của

Về yếu tố cung cầu, sản lượng dầu của Iran hiện tại đã vượt mốc 3 triệu thùng/ngày, Bộ trưởng dầu mỏ của nước này cho biết. Iran vốn chịu lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 2018, đã bơm trung bình 2,4 triệu thùng/ngày vào năm 2021.  

Sản lượng dầu thô của Iran chỉ đạt 2,567 triệu thùng/ngày trong tháng 3, theo báo cáo của OPEC. Mức tăng đáng kể làm suy yếu tác động cắt giảm sản lượng của nhóm OPEC+ và gây áp lực đối với giá dầu. 

Mặt khác, dòng chảy dầu thô từ Nga không có dấu hiệu của sự suy giảm bất chấp tuyên bố giảm sản lượng. Xuất khẩu của Nga đã tăng trở lại trên 4 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 28/4, mức cao thứ 2 kể từ sau giai đoạn căng thẳng tại khu vực Biển Đen.  

Hoạt động lọc dầu ở Nga cũng không giảm nhiều. Số liệu cho thấy tốc độ xử lý hầu như không thay đổi từ đầu năm đến nay. Trong 19 ngày đầu tháng 4, số lượng thậm chí cao hơn 720.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. 

Nhập khẩu khô đậu tương giảm mạnh trong tháng 03

Thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong tháng 03 vừa qua, nước ta đã nhập khẩu 196.700 tấn đậu tương, tương đương kim ngạch 133,2 triệu USD. So với tháng 02, nhập khẩu đậu tương đã giảm mạnh 15,6% về lượng và 20,3% về giá trị.

MXV cho biết, nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ việc nhu cầu tiêu thụ nhìn chung vẫn yếu trong khi đó, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước kỳ vọng giá có thể tiếp tục giảm sâu hơn, do đó vẫn đang có tâm lý hạn chế mua hàng.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, khô đậu tương là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất về giá trị trong các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong khi nguyên liệu nhập khẩu chiếm đến 85-90% giá thành.

Nhằm hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong nước, Chính phủ đã có chính sách điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng lúa mì từ 3% xuống 0%, ngô giảm từ 5% xuống 2% từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu đối với khô đậu tương vẫn giữ nguyên trong khi đây là mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao nhất và là nguyên liệu chính để sản xuất cám cho lợn và thủy sản. Vì vậy, việc giữ nguyên mức thuế này gây áp lực rất lớn lên chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)


Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/gia-dau-the-gioi-lao-doc-hon-5-a14232.html