Ngày 7-6, tại Hà Nội, Cục
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hữu Hưng
Tại hội nghị, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, nhấn mạnh, hơn 1 năm gần đây khó khăn của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, ở góc độ thương mại điện tử, bên cạnh xu hướng thương mại điện tử trên di động, mạng xã hội thì thương mại điện tử xuyên biên giới rất nổi bật. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới tăng hơn 2 lần thương mại điện tử nói chung.
Cũng theo lãnh đạo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, dù đã tiếp cận với thương mại điện tử xuyên biên giới nhưng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, vẫn gặp nhiều rào cản.
Đầu tiên là quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu; năng lực của nhân lực trong phát triển sản phẩm và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh thị trường toàn cầu. Cùng đó là rào cản về chi phí và rào cản về thông tin. “Những rào cản này là chung cho hoạt động xuất nhập khẩu chứ không chỉ riêng cho xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử” - bà Lại Việt Anh nói.
Tại buổi họp báo bên lề hội nghị, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết năm 2022, giá trị xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam đạt trên 80.000 tỉ đồng.
"Nếu doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ toàn diện hơn, ứng dụng thương mại điện tử vào xuất khẩu, trong 5 năm tới con số này có thể đạt 300.000 tỉ đồng. Riêng với Amazon, năm 2022 số doanh nghiệp Việt Nam tham gia bán hàng tăng 80% so với cùng kỳ, kim ngạch tăng 45%" - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nói.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam. Ảnh: Hữu Hưng
Amazon đặt ra và nỗ lực thực hiện 5 mục tiêu nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong đẩy nhanh ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới, gồm: Tăng nhận thức về thương mại điện tử xuyên biên giới; đào tạo cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới; xây dựng thương hiệu toàn cầu cho Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ hậu cần của Amazon và cuối cùng là kết nối cộng đồng nhà bán hàng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đại diện Amazon cũng cho hay, Việt Nam đang ở giai đoạn mới trong quá trình chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online, do vậy vẫn còn nhiều khoảng hở về chính sách cần khắc phục.
Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/doanh-thu-thuong-mai-dien-tu-cua-viet-nam-co-the-can-moc-300000-ti-dong-a17741.html