Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa

(NLĐO) - Đây là số ít những ngôi đình cổ mang nét đặc trưng của văn hóa Champa còn sót lại trên vùng đất Hà Trung (Thanh Hóa) do những người thợ Chăm tài hoa làm nên từ hàng trăm năm trước

Đình Thượng Phú xa xưa thuộc vùng đất Đại Lại (Ly cung nhà Hồ), ngày nay thuộc thôn Kim Sơn, xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đình Thượng Phú được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIV, bởi những người thợ Chăm, là tù binh trong các cuộc chiến tranh giữa hai nước Đại Việt - Chiêm Thành.

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 1.

Đình Thượng Phú có lịch sử ra đời cách đây khoảng hơn 600 năm do chính những người thợ Chăm với tài năng về gốm, điêu khắc do tướng Trần Khát Chân thu nạp trong các cuộc chinh phạt dưới thời Hồ

Dù mang kiến trúc đình, chùa cổ với đầy đủ cột, kèo truyền thống, nhưng điểm nhấn lớn nhất tạo nên nét độc đáo của đình Thượng Phú lại chính là những hoa văn

Đình làng Thượng Phú mang dáng dấp của kiến trúc đình, chùa Đại Việt xưa, gồm có 5 gian, 2 chái, với những nét hoa văn chạm khắc tinh xảo trên vách, mũi kèo, cột…

Được biết, năm 2015, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng cho việc trùng tu, chống xuống cấp ngôi đình. Nhưng theo dự toán, việc trùng tu đình Thượng Phú cần nguồn kinh phí khoảng trên 3 tỉ đồng nên địa phương chưa thể thực hiện được.

Theo người dân địa phương bao đời nay, đình làng là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và lễ hội lớn của địa phương. Những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đình còn dùng làm bệnh viện, trường học, là kho chứa kho lương, kho vũ khí.

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 3.

Quan sát từ bên ngoài, đình Thượng Phú hiện còn khá nguyên trạng

Đặc biệt tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác như tổ chức đại hội Đảng bộ huyện, đại hội Đảng bộ xã và các đại hội, hội nghị lớn của chính quyền địa phương… vì thế người dân mong muốn tỉnh Thanh Hóa sớm quan tâm đầu tư tu bổ, nâng cấp để gìn giữ, bảo tồn ngôi đình cổ này.

Một số hình ảnh về ngôi đình cổ hơn 600 năm mang nét văn hóa Champa trên đất Thanh Hóa:

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 4.

Đây được xem là một trong số ít di tích đình làng mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm ở vùng đất Thanh Hóa

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 5.

Chất liệu xây dựng đình chủ yếu là gỗ, những cột trụ to lớn hơn người ôm, hệ thống kèo, cột, mái trong được chạm khắc tinh xảo

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 6.

Kết cấu trong đình mang nét kiến trúc văn hóa cung đình với điêu khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng)

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 7.

Bên tả mái trong của đình là những chạm khắc cổ kính, sang trọng tạo nên một bức tranh rõ nét về văn hóa cung đình, với những bức điêu khắc long, ly, quy, phượng

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 8.
Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 9.

Bên hữu, là bức tranh toàn cảnh về những sinh hoạt đời thường của người Việt như, đánh cá, chọi gà, đám cưới, cảnh muông thú quần thảo bên nhau...

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 10.

Bia đá hàng trăm năm trong đình được dựng từ những năm 1882, khi nhà Nguyễn cho trùng tu lại đình

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 11.

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đình Thượng Phú hiện đã xuống cấp ở nhiều nơi

Ngôi đình 600 năm mang kiến trúc Champa trên đất Thanh Hóa - Ảnh 12.

Nguyện vọng của nhân dân chỉ mong sao các cấp ngành văn hóa sớm có động thái xem xét đầu tư, trùng tu lại đình để nhân dân yên lòng, đồng thời bảo tồn được những giá trị văn hóa cha ông

Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/ngoi-dinh-600-nam-mang-kien-truc-champa-tren-dat-thanh-hoa-a2756.html