Xu hướng công nghệ nào được đầu tư mạnh nhất năm 2023?

Trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, an ninh mạng, tiền điện tử, robot, internet vạn vật hay metaverse là các xu hướng công nghệ được đầu tư mạnh nhất trong năm 2023.

Công ty Tư vấn và Phân tích dữ liệu toàn cầu GlobalData (Anh) vừa có báo cáo xu hướng công nghệ được đầu tư mạnh trong năm 2023.

Theo đó, AI ước tính có mức đầu tư trị giá 93 tỉ USD, tăng 12% so với năm trước đó. Dành khoản ngân sách lớn vào AI, các nhà đầu tư mong đợi nó có khả năng tăng tốc và tăng cường đáng kể các công nghệ khác bao gồm robot, điện toán lượng tử và internet vạn vật (IoT).

Trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​về công nghệ do GlobalData thực hiện vào Quý III/2022, 57% số người được hỏi trả lời rằng AI sẽ thực hiện đúng mọi lời hứa nó đã đưa ra.

Xu hướng công nghệ nào được đầu tư mạnh nhất năm 2023? - Ảnh 1.

Trí tuệ nhân tạo tiếp tục là xu hướng công nghệ chủ đạo và được đầu tư lớn trong năm 2023. Ảnh: Investment Monitor

Thị trường điện toán đám mây toàn cầu sẽ trị giá 734 tỉ USD vào cuối năm 2023, tăng 15% so với năm 2022.

Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng đối với hoạt động của doanh nghiệp, điện toán đám mây sẽ là động lực quan trọng, cùng với trí tuệ nhân tạo, cho các công nghệ mới nổi như robot và IoT, vốn yêu cầu quyền truy cập liên tục vào các dải dữ liệu lớn.

Metaverse là nơi người dùng chia sẻ trải nghiệm và tương tác trong thời gian thực trên một hệ thống thế giới ảo được thiết kế tinh vi. Giá trị đầu tư vào Metaverse trong năm nay có thể lên đến 800 tỉ USD. Thực tế, tỉ phú Mark Zuckerberg (CEO Meta) đã đầu tư hàng tỉ USD để phát triển Metaverse và xem đây là hướng đi của tương lai.

Thị trường ngành an ninh mạng toàn cầu ước tính sẽ tăng từ 125,5 tỉ USD năm 2020 lên 198 tỉ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm khoảng 9,5%. Dự báo dù 2023 sẽ là một năm đầy thách thức với tội phạm mạng gia tăng và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các chuyên gia an ninh mạng, trong khi tình trạng thiếu hụt kỹ năng vẫn tiếp diễn. Năm 2023 cũng sẽ chứng kiến ​​AI ngày càng góp mặt trong cuộc chiến chống lại các cuộc tấn công mạng cũng như đưa ra lời khuyên chặt chẽ hơn cho các bên bị ảnh hưởng.

Ngành công nghiệp robot được định giá 45,3 tỉ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng gộp hàng năm khoảng khoảng 29% lên 568 tỉ USD vào năm 2030. Dữ liệu và phân tích của GlobalData chỉ ra rằng lạm phát gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng… đang thúc đẩy cuộc cách mạng tự động hóa. Thị trường robot dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu 55,2 tỉ USD, thị trường máy bay không người lái toàn cầu sẽ đạt 24,5 tỉ USD vào năm 2023. Sở dĩ ngành robot tăng trưởng mạnh bởi thừa hưởng sự tiến bộ của công nghệ AI và sự gia tăng các hoạt động ngoài tầm nhìn trực quan. Tuy nhiên, thách thức đối với ngành robot sẽ bao gồm chi phí năng lượng gia tăng và sự mong manh của chuỗi cung ứng, ngay khi các mục tiêu sản xuất bắt đầu tăng lên.

Thị trường IoT dành cho doanh nghiệp toàn cầu sẽ tăng lên 650 USD vào năm 2023, trong đó 315 tỉ USD đến từ các thành phố thông minh và 335 tỉ USD đến từ Internet công nghiệp. Internet vạn vật sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2023 bất chấp tình hình kinh tế buộc các doanh nghiệp phải hợp lý hóa chi tiêu.

Sự sụp đổ của nền tảng FTX vào tháng 11-2022 đã kết thúc một năm đầy thách thức đối với ngành công nghiệp tiền điện tử trị giá 840 tỉ USD và gây ra làn sóng chấn động khắp hệ thống tài chính toàn cầu. Song chính sự cố FTX lại có khả năng thúc đẩy tiến bộ đáng kể vào năm 2023 đối với khung pháp lý của Mỹ và họ sẽ bắt kịp thị trường EU trong quy định về Tài sản tiền điện tử.

Năm nay, trọng tâm sẽ là điều chỉnh tiền điện tử để bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư, bằng cách yêu cầu họ báo cáo bằng chứng về khoản dự trữ và không trộn lẫn tài sản. Với quy định mới, thị trường tiền điện tử sẽ chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng ngày càng tăng.

Theo Investment Monitor

Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/xu-huong-cong-nghe-nao-duoc-dau-tu-manh-nhat-nam-2023-a3218.html