Đột phá công nghệ trong cuộc ‘chạy đua' ứng dụng tài chính
Cập nhật ngày 09/11, trên App Store thì Viettel Money đang xếp đầu bảng trong nhóm các app tài chính, MB đứng thứ 2, Momo xếp thứ 3, VCB thứ 4, các vị trí tiếp theo thuộc về Vietinbank, BIDV Smart Banking, Techcombank, VPBank và Agribank. Có một số thay đổi trên Play Store nhưng chỉ đến từ các vị trí thứ 4 là BIDV Smart Banking, VCB đứng thứ 5, Agribank xếp thứ 6, Vietinbank thứ 7 và Techcombank thứ 8.
Bảng xếp hạng ứng dụng yêu thích tháng 11/2023 tại 2 nền tảng phổ biến App Store (bên phải) và Play Store (bên trái)
Vị trí của các ứng dụng trong các bảng xếp hạng được cập nhật hàng giờ nên có thể có sự thay đổi. Tuy nhiên, một số ứng dụng đem lại trải nghiệm dịch vụ đột phá kèm theo những ưu đãi và quà tặng lớn thu hút đông đảo người dùng đang nắm giữ vị trí đầu ổn định nhiều tuần trong bảng xếp hạng.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các vị trí này, như lượt tải trong những khoảng thời gian nhất định và đánh giá của người sử dụng. Số lượt tải, lượt đánh giá nhiều hay ít trong những khoảng thời gian nhất định chịu ảnh hưởng đáng kể bởi chiến dịch truyền thông của các nhà phát triển/ cung cấp ứng dụng trong thời gian tương ứng.
Trên các kho ứng dụng, nhu cầu của người dùng thể hiện khá rõ qua xếp hạng của các app được tải về nhiều nhất. Ứng dụng càng cung cấp đa dạng và tối ưu trải nghiệm càng thu hút nhiều người dùng. Giờ đây, ngoài những dịch vụ thiết yếu thì các nhà phát triển ứng dụng còn ‘chạy đua' công nghệ khi cho ra mắt hàng loạt các thay đổi về giao diện và tích hợp đa chức năng, định hướng trở thành super-app siêu ứng dụng thu hút thị phần.
Xu hướng "mobile first" bùng nổ sau đại dịch và cuộc đua ngày càng sôi động của các ứng dụng tài chính đã cho thấy thị trường số hoá còn rất tiềm năng khai thác. Sự cạnh tranh của các công ty fintech một mặt sẽ diễn ra gay gắt, nhưng mặt khác sẽ đem lại nhiều hơn lợi ích và giá trị cho người dùng.
Ngoài sự tiện lợi, việc giao dịch thanh toán và sử dụng dịch vụ tài chính như: tiết kiệm, vay nhanh,... còn giúp người dùng yên tâm do có sự đảm bảo từ phía nhà phát triển danh tiếng và hợp tác giữa họ với ngân hàng. Bởi các đối tác trong hệ sinh thái số luôn được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố về uy tín cũng như chất lượng sản phẩm.
Viettel Money ‘càn quét’ bảng xếp hạng ứng dụng tài chính Việt Nam năm 2023
Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số toàn dân do Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) làm chủ toàn trình. Đây là hệ sinh thái với đa dạng nguồn tiền, cho phép người dùng thực hiện mọi giao dịch từ chuyển, nạp, rút tiền, thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet,... trực tuyến đến các dịch vụ về tài chính như bảo hiểm, tiết kiệm, vay một cách nhanh chóng, dễ dàng chỉ với số điện thoại. Sử dụng được mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị mà chưa cần có tài khoản ngân hàng hay kết nối Internet - Viettel Money hướng tới phổ cập tài chính số, thanh toán số, kiến tạo cuộc sống mới với sứ mệnh: “Ở đâu có sóng viễn thông, ở đó có hạ tầng và dịch vụ số”.
Với phương châm lấy khách hàng là trọng tâm cùng với hướng đi chiến lược, cách làm khác biệt, Viettel Money hướng đến một hệ sinh thái toàn diện, một sản phẩm toàn dân, thực sự dễ sử dụng và tiện lợi với mọi người dù ở thành thị hay nông thôn. Do đó, các kế hoạch đầu tư bài bản, dài hơi cho công nghệ như AI, Big Data, Smart OTP, Bluetooth Low Energy,... được đẩy mạnh triệt để, tạo ra lợi thế cạnh tranh cốt lõi cho Viettel Money. Đồng thời, nằm trong định hướng phát triển các điểm bán thông minh và xây dựng hệ sinh thái tài chính số toàn trình, Viettel Money đã và đang triển khai chợ 4.0 và xã 4.0, qua đó giúp người dân trải nghiệm toàn diện các lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hầu hết các giao dịch thiết yếu của đời sống dân sinh như nạp – rút tiền gần nhà, thanh toán tiền điện – nước, học phí, viễn thông, xăng dầu, mua bán hàng hóa và chuyển tiền thông qua Viettel Money.
Tính đến nay, Viettel Money đã có hơn 300 tính năng, tiện ích đa dạng, sở hữu hơn 24 triệu người dùng, gần 4 triệu khách hàng sử dụng tài khoản Mobile Money, chiếm hơn 70% thị phần Mobile Money trên cả nước với 74% người dùng đang sinh sống tại vùng sâu vùng xa, nông thôn, miền núi, hải đảo.