Hàng nghìn doanh nghiệp đang lao đao trong 'nước sôi lửa bỏng'

TPO - Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay, những gì có thể làm được ngay thì nên làm ngay. Do đó, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 132 để coi như một chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Trói tay doanh nghiệp

Dù pháp lý dự án đã cơ bản xong nhưng chủ một doanh nghiệp

Không nên và không cần thiết khống chế trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 30%.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP khống chế trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp trong nước có giao dịch liên kết là không hợp lý và làm cho bức tranh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không được phản ánh trung thực, kịp thời và có thể làm thiệt hại lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Bởi lẽ, chi phí lãi vay phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí hợp pháp, được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Đầu tư 2020 (được sử dụng các nguồn vốn tín dụng) hoặc khoản 1 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng 2010 (khách hàng vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn hợp pháp) hoặc điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên). Như vậy, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định pháp luật thì nhà đầu tư còn có thể sử dụng các nguồn vốn khác, trong đó có vốn vay.

“Không nên và không cần thiết khống chế trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời bức tranh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp", ông Châu nói.

Trên thực tế, hàng nghìn doanh nghiệp đang lao đao vì thiếu vốn. Tuy nhiên, theo Nghị định 132, vốn vay lại không được tính vào chi phí hợp lệ nên nhiều doanh nghiệp không dám vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong nguyên nhân khiến hệ thống ngân hàng thừa tiền mà không thể cho vay. Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định khống chế của Nghị định 132 vừa làm giảm động lực của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không thể lớn được. Hệ lụy là nền kinh tế giậm chân tại chỗ.

Hàng nghìn doanh nghiệp đang lao đao trong 'nước sôi lửa bỏng' ảnh 2

Việc dùng chính sách thuế để hạn chế doanh nghiệp vay vốn là không hợp lý theo quy định của pháp luật lẫn thực tiễn.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW - khẳng định, việc dùng chính sách thuế để hạn chế doanh nghiệp vay vốn là không hợp lý theo quy định của pháp luật lẫn thực tiễn. Nghị định 132 khống chế chi phí lãi vay càng làm cho

Tổng cục Thuế nói gì về việc khống chế lãi vay 30%?
Ngân hàng, công ty chứng khoán ‘đua’ tăng vốn
Ngân hàng, công ty chứng khoán ‘đua’ tăng vốn
Bối rối lo hút vốn FDI trước 'giờ G' áp thuế tối thiểu toàn cầu
Bối rối lo hút vốn FDI trước 'giờ G' áp thuế tối thiểu toàn cầu
Duy Quang

Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/hang-nghin-doanh-nghiep-dang-lao-dao-trong-nuoc-soi-lua-bong-a37667.html