Việt Nam sở hữu loại quả ‘một vốn mười lời’ được Lào, Trung Quốc đua nhau săn đón: Xuất khẩu tăng hơn 100%, thu về hàng chục triệu USD

Loại quả dân dã nhưng quý hiếm này đã mang về cho nước ta hàng chục triệu USD kể từ đầu năm.

Việt Nam sở hữu loại quả ‘một vốn mười lời’ được Lào, Trung Quốc đua nhau săn đón: Xuất khẩu tăng hơn 100%, thu về hàng chục triệu USD - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

TIN LIÊN QUAN

Chuyện lạ: Công ty tặng 100 nghìn/ngày nếu nhân viên đi ăn trưa cùng đồng nghiệp

Tại Việt Nam, người nông dân ví cây ớt là loại cây ‘một vốn mười lời’ vì ớt có đặc điểm là cây ngắn ngày, có thể trồng xen với cây ăn quả và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên phù hợp với điều kiện canh tác của người nông dân trên khắp cả nước. Thông thường, ớt sẽ được xuống giống cây vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Cây ớt sau 2 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch từ 3 đến 4 đợt trong khoảng 3 tháng, chất lượng quả cao nhất với trọng lượng lý tưởng có thể lên đến 4 kg mỗi cây.

Trung bình, mỗi sào trồng ớt sẽ cho thu hoạch trên 1 tấn quả/năm, đạt lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng với giá thu hoạch ở mức 8.000 -12.000 đồng/kg. Đối với những vụ mùa được giá lên tới khoảng 30.000 đồng/kg, người dân có thể ‘bỏ túi’ từ 50 – 60 triệu đồng mỗi sào.

Đồng Tháp và đặc biệt là ở huyện Thanh Bình là một trong những ‘thủ phủ’ ớt của Việt Nam. Theo thống kê, diện tích trồng ớt ở tỉnh Đồng Tháp hiện có gần 2.000 ha/năm, năng suất bình quân hơn 10 tấn/ha. Các xã vùng cù lao và các xã vùng ven sông Tiền là những khu vực tập trung nhiều diện tích trồng ớt và đạt hiệu quả của huyện Thanh Bình với sản lượng ớt tươi hơn 22.500 tấn/năm.

Lạng Sơn cũng là một trong những vùng trồng ớt trọng điểm của nước ta với diện tích trồng ớt trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.479ha trong năm 2023. Trên thế giới, châu Á hiện là khu vực sản xuất ớt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn cầu. Thương mại ớt toàn cầu trị giá khoảng 35 tỷ USD mỗi năm, không kém các mặt hàng tiêu dùng chủ lực trên thế giới cà phê hoặc trà.

Trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 4.904 tấn ớt với kim ngạch đạt 11,9 triệu USD. Như vậy có thể thấy kim ngạch xuất khẩu ớt trong 11 tháng đã vượt xa cả năm 2022. Trên thế giới, Trung Quốc hiện là quốc gia đi đầu trong cả sản xuất và thương mại ớt tươi. Diện tích trồng ớt của Trung Quốc là hơn 1,3 triệu ha, chiếm 35% tổng diện tích trồng của thế giới. Mỗi năm, quốc gia này xuất khẩu khoảng 70.000 tấn ớt bột và ớt khô, sang các thị trường như: Tây Ban Nha, Mexico, Mỹ và các nước trong khu vực Đông Nam Á….

Ngoài làm gia vị, nhờ tính chất cay nóng mà ớt được sử dụng như một vị thuốc giảm đau giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm ăn ngon, chóng tiêu. Trong y học cổ truyền dân gian Việt Nam ớt thường dùng để chữa bệnh đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn.

Xem thêm:

Tin liên quan

Một loại quả của Việt Nam “cháy hàng” ở láng giềng, 1 cửa khẩu nhập hàng chục container/ngày, tăng 3.000%

Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/viet-nam-so-huu-loai-qua-mot-von-muoi-loi-duoc-lao-trung-quoc-dua-nhau-san-don-xuat-khau-tang-hon-100-thu-ve-hang-chuc-trieu-usd-a39509.html