Tại Tú Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc phát hiện khối đá trong suốt nặng 260,76 tấn. Sau đó, công trường tiếp tục đào sâu 300m thì phát hiện thêm khối đá trong suốt nặng gấp gần 200 lần, khoảng 26.000 tấn.
Các chuyên gia đã vào cuộc và xác nhận đây chính là kho báu đá ngọc bích. Trên thực tế, Liêu Ninh, Trung Quốc rất giàu tài nguyên, đá ngọc bích ở đây được phát hiện với tổng trữ lượng lên tới hơn 3 triệu tấn và được hình thành từ 5.000 năm trước.
Năm 1983, một công cụ cắt được làm bằng đá ngọc bích được khai quật ở Xiaogushan, Hải Thành, Trung Quốc. Các chuyên gia xác nhận rằng, công cụ này được người cổ đại làm bằng ngọc bích cách đây hàng nghìn năm. Đây là công cụ làm bằng đá ngọc bích cổ xưa sớm nhất được tìm thấy cho đến nay.
Không chỉ vậy, những viên ngọc bích được khai quật từ địa điểm Chahai ở Liêu Ninh, Trung Quốc là những đồ trang trí sớm nhất của con người được phát hiện, xuất hiện từ 8.000 năm trước.
Trên thực tế, đồ dùng bằng ngọc bích ở Liêu Ninh được phát triển khá sớm và có lịch sử lâu đời nên được gọi là "ngọc cổ". Trong số đó, đá ngọc bích được khai thác chủ yếu ở Dongxiyugou, thị trấn Pialing, Liêu Ninh, Trung Quốc.
Ngọc bích là một loại đá quý có màu xanh lục, cam, vàng hay trắng và được phân thành bậc theo chất lượng: cao, trung bình và thấp. Đá ngọc bích được phân thành hai loại gồm đá ngọc bích Jadeite và đá ngọc bích Nephrite.
Trong đó, ngọc bích Jadeite là loại đá cứng, có độ bóng cao và có màu xám (phổ biến nhất và có giá trị thấp nhất), cam, màu lam pha đỏ, vàng, trắng và xanh lục (giá trị cao nhất). Đối với loại ngọc bích Nephrite, đây là loại đá có độ cứng thấp hơn so với Jadeite và nhỉnh hơn độ cứng của thép thông thường.
Trong khai thác đá quý, Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân loại. Hệ thống phân loại dựa trên trí tuệ nhân tạo có thể xác định các khoáng chất có giá trị trong đá theo thời gian thực, cuối cùng là tăng tỷ lệ khai thác và giảm chi phí xử lý. Công nghệ này giúp đưa ra quyết định về phương pháp phân loại tốt nhất nhằm tối ưu hóa trong quá trình khai thác khoáng sản.
Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo có khả năng đánh giá các rủi ro có thể xảy ra tại địa điểm khai thác và đưa ra cảnh báo. Điều này mang lại sự thay đổi cho hoạt động khai thác vì công nghệ giúp tạo ra một môi trường khai thác hiệu quả hơn và an toàn hơn cho lực lượng lao động.
Cùng với đó, trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ việc thăm dò khai thác bằng cách phân tích lượng lớn dữ liệu, xác định mục tiêu tại chỗ và cung cấp thông tin chi tiết. Điều này giúp mang lại hiệu quả tại chỗ cao hơn về mặt thời gian và chi phí. Việc triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động thăm dò mỏ đá quý, sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu địa chất và địa vật lý nhằm giúp xác định các địa điểm khai thác tiềm năng và tối ưu hóa hoạt động khoan.
Ngoài ra, Trung Quốc còn phát triển một số thiết bị đầu cuối và phần mềm di động thông minh, chẳng hạn như RG-Map, DGSInfo… đã đạt được kết quả tốt về độ chính xác và tiện lợi, từ đó các kỹ sư Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu thực để lên kế hoạch khai thác. Trong trường hợp này, độ chính xác dự đoán độ dày lớp địa tầng đạt 71,43%.
Việc phát hiện trữ lượng khoáng sản này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững của Trung Quốc. Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới, việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên của Trung Quốc luôn là vấn đề quan trọng.
Trong khi phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này, Trung Quốc luôn chú ý bảo vệ và bền vững môi trường, áp dụng các phương pháp phát triển khai thác khoa học và bền vững, đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững lâu dài.
Nguồn: Sohu, Mining Technology