Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô

Ngày 17/2, hội thi thổi cơm làng Thị Cấm được diễn ra thu hút đông đảo người dân có mặt, theo dõi cổ vũ.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô

Ngày mùng 8 tháng Giêng, đông đảo người dân đã có mặt tại sân đình Thị Cấm (xã Xuân Phương, huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội) tham gia lễ hội thổi cơm. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống được dân làng Thị Cấm tổ chức để tưởng nhớ công ơn của tướng Phan Tây Nhạc - một vị tướng văn võ song toàn dưới thời vua Hùng thứ 18.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 2).

Trước lễ hội, các đội phải chuẩn bị sẵn các vật dụng như chày, cối, rơm, nồi... để trổ tài nấu cơm nhanh mà vẫn thơm dẻo.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 3).

Theo nghi lễ cổ xưa, sẽ có 4 đội thổi cơm thi, mỗi đội gồm 10 người cùng tranh tài. Tất cả những người dự thi đều chít khăn xanh, đỏ, vàng, tím và thắt lưng cùng màu.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 4).

Phần hấp dẫn nhất của thổi cơm thi chính là thi kéo lửa. Mỗi đội cử ra 4 nam thanh niên tham gia phần thi này.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 5).

Để kéo ra lửa, các đội lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co để cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần tạo ma sát. Khi thấy có khói bốc lên thì dừng lại và thổi cho lửa bùng lên, dùng mồi lửa này để thổi cơm.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 6).

Hội thi bao gồm nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, như giã gạo, kéo lửa, lấy nước, vo gạo, thổi cơm và ủ cho cơm chín đều. 

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 7).

Thời gian thi bắt đầu từ khi các đội phát được lửa thổi cơm đến khi kết thúc kéo dài trong 1 giờ. Thóc được dùng trong hội thi được dân làng Thị Cấm gieo trồng và tuyển lựa kỹ càng.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 8).

Hàng nghìn người dân từ khắp mọi nơi có mặt để chiêm ngưỡng hội thi đặc biệt này.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 9).

Khi các đội thi kéo lửa thành công cũng là lúc không gian đình làng Thị Cấm nghi ngút khói lửa.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 10).

Sân đình thơm mùi khói cùng tiếng reo hò của dân làng là nét đẹp văn hóa trong lễ hội thổi cơm thi Thị Cấm.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 11).

 Phần thi cuối cùng không kém phần hấp dẫn. Đó là khi nồi cơm vừa cạn nước, các đội thi ủ cơm vào đống than rơm để cơm chín đều.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 12).

Sau một tuần hương, các thành viên của ban giám khảo sẽ đi tìm 4 nồi cơm trong rất nhiều đống tro rơm. 

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 13).

 Nếu các đội khéo giấu, thời gian ủ cơm sẽ được kéo dài và cơm sẽ chín đều. Nếu giấu vụng, bị giám khảo nhanh tìm thấy thì cơm dễ bị sống.

Văn hoá - Trai tráng thi nhau thổi lửa, nấu cơm giữa lòng Thủ đô (Hình 14).

Sau khi tìm đủ 4 nồi cơm, giám khảo xới 4 bát dẻo thơm để dâng cúng Thành hoàng làng.

Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/trai-trang-thi-nhau-thoi-lua-nau-com-giua-long-thu-do-a42639.html