Cô Lữ sống tại Cát Lâm (Trung Quốc) bất ngờ nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên của nhà cung cấp mạng, người này gọi tới để hướng dẫn nâng cấp từ SIM 3G lên SIM 4G. Người này nói rằng nếu không làm nhanh, trong thời gian tới, cô Lữ sẽ khó có thể truy cập mạng do nhà mạng đang dần bỏ trạm 3G.
Người này hướng dẫn cô Lữ đổi online để tiết kiệm thời gian. Thực tế, từ trước đến nay, cô Lữ dùng mạng 3G nhưng rất yếu, hầu như không thể truy cập mạng nhanh chóng. Vì được bạn bè kể rằng các nhà mạng bây giờ đang huy động nhân viên giúp người dùng đổi SIM 4G, các bạn của cô đều đã làm theo hướng dẫn và đổi thành công. Cô nhẹ dạ cả tin và làm theo yêu cầu của người này.
Sau khi làm theo hướng dẫn, cô tải app về theo yêu cầu, điền thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, số điện thoại…, cô thấy điện thoại đã cập nhật SIM 4G. Sau đó, người tự xưng là nhân viên nhà mạng này còn yêu cầu cô đánh giá dịch vụ, điều này được thực hiện để lấy được lòng tin của cô Lữ hơn. Cô Lữ đã ngay lập tức đánh giá 5 sao cho dịch vụ của nhà mạng.
Tuy nhiên, ngay khi dừng liên lạc với nhân viên này được một lúc, điện thoại của cô bất ngờ mất tín hiệu và không thể sử dụng được. Ngay khi khởi động lại điện thoại, cô thấy tài khoản ngân hàng thông báo bị từ 50.000 NDT (tương đương khoảng 171 triệu đồng).
Lúc này, cô gọi điện lại cho người tự xưng nhà nhân viên của nhà mạng nhưng không được, cô lập tức đến cảnh sát tố cáo nhà mạng lừa đảo tiền của cô. Tuy nhiên, ngay khi trình báo, cô đã bị tạm giữ để điều tra. Cảnh sát Cát Lâm (Trung Quốc) đã liên hệ với nhà mạng nhưng nhà mạng phủ nhận toàn bộ và nói rằng không hề liên quan đến việc này. Thậm chí, nhà mạng còn nói rằng cô Lữ mới chính là lừa đảo, tự dựng chuyện để vu khống nhà mạng.
Sau khi nghe trình báo của cô, cảnh sát Cát Lâm vào cuộc điều tra và nói rằng, người tự xưng này là lừa đảo, app cô tải về có chứa virus. Ngay khi cô cài đặt app giả mạo, virus đã xâm chiếm điện thoại của cô Lữ, làm điện thoại của cô nóng lên, mất sóng và tê liệt. Ngay lúc này, những tên lừa đảo sẽ lấy đi thông tin tài khoản ngân hàng cô Lưu trên điện thoại để chuyển tiền của cô đi.
Hơn nữa, cảnh sát cảnh báo, một thủ thuật của những hacker khi cài phần mềm độc hại đến thiết bị luôn nhằm mục đích cố gắng phát tán nó càng nhiều càng tốt. Các mã độc khi được cài vào máy có thể được cấp quyền truy cập vào danh sách liên hệ của bạn bao gồm email, số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
Khi thấy điện thoại có dấu hiệu bất thường như tốn pin hơn bình thường, máy chạy chậm hơn.... do lỡ nhấp vào link lạ thì cần tìm đến cơ quan chức năng để được kiểm tra. Đặc biệt, khi mọi người khi gửi tiền và thấy khoản tiền có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho cơ quan gần nhất để được giải quyết kịp thời.