VASEP cho biết, các mặt hàng chủ lực đều có sự bứt phá đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó,
Xuất khẩu tôm của Việt Nam đang có tín hiệu hồi phục tích cực.
Bà Trần Thụy Quế Phương - Chánh văn phòng VASEP - cho rằng, đối với ngành tôm toàn cầu, những yếu tố tiêu cực trong năm 2023 sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2024. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi và tăng từ 10% đến 15% trong năm nay bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục.
Cùng với đó, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu.
"Do những ảnh hưởng của chiến tranh, của biến động ở Trung Đông và chi phí vận chuyển cao nên các doanh nghiệp đang tập trung khai thác nhóm thị trường có vị trí gần Việt Nam như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thị trường nhỏ lẻ cũng là động lực để xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng trong thời gian tới", bà Phương nói.
Với ngành cá tra, theo đại diện VASEP, sản xuất và thị trường đang có dấu hiệu khả quan hơn. Đơn hàng trong tháng 1 và tháng 2 của các doanh nghiệp bắt đầu khởi sắc, do vậy giá cá tra nguyên liệu đã thoát đáy, tăng từ 25.000-26.000 đồng/kg lên 28.000-29.000/kg đầu năm nay.
Tuy nhiên, hiện khách hàng vẫn thận trọng với giá mua. Các doanh nghiệp cá tra cũng kỳ vọng xuất khẩu năm nay có thể đạt 2 tỷ USD, tăng hơn 10% so với 1,8 tỷ USD năm 2023.
"Với những tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm, xuất khẩu thủy sản có thể sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm và kết quả cả năm sẽ tăng trưởng nhẹ so với năm 2023, đạt khoảng 9,5 tỷ USD", đại diện VASEP dự báo.
Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/trung-quoc-tang-nhap-thuy-san-viet-nam-gap-3-lan-a43280.html