Mới đây, liên doanh
Khác với những mẫu Bugatti tiền nhiệm sử dụng động cơ W16, Bugatti Tourbillon được trang bị động cơ V16 dung tích 8.3L với số vòng tua máy tối đa 9.000 vòng/phút và sở hữu công suất độc lập ở mức 986 mã lực. Con số này ngang ngửa với công suất của W16 trên Veyron trước đây (987 mã lực).
Nhưng chưa dừng lại ở đó, động cơ V16 của Tourbillon sẽ được bổ trợ 3 mô-tơ điện (2 ở cầu trước và 1 ở cầu sau). Kết hợp hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian và hộp số 8 cấp ly hợp kéo, tổng công suất của xe được đẩy lên 1.775 mã lực, cao hơn phiên bản cuối cùng của động cơ W16 (1.578 mã lực).
Hệ thống này giúp cho Bugatti Tourbillon có khả năng tăng tốc siêu việt, 0-100 km/h trong 2 giây, 0-200 km/h dưới 5 giây, 0-300 km/h dưới 10 giây và 0-400 km/h dưới 25 giây. Tốc độ tối đa của xe được giới hạn là 380 km/h tương tự như Chiron, tăng lên thành 445 km/h khi sử dụng "chìa khóa tốc độ" của Bugatti.
Về thiết kế, Bugatti Tourbillon được lấy cảm hứng từ các mẫu xe huyền thoại của thương hiệu như Type 57 SC Atlantic, Type 41 Royale và Type 35. Điểm nhấn ở phía trước đó là phần lưới tản nhiệt hình móng ngựa được làm lại giống với W16 Mistral. Trong khi đó, gạt mưa đặt ở vị trí trung tâm giống như xe đua Le Mans lần đầu xuất hiện.
Nhìn từ bên hông, viền chữ C đặc trưng cũng được tinh chỉnh lại, đi kèm quốc kỳ Pháp phía sau hốc bánh trước tương tự Bugatti Divo. Xe sử dụng lốp Michelin Pilot Cup Sport 2 với kích thước 285/35 R20 cho bánh trước và 345/30 R21 cho bánh sau.
Đáng chú ý, Tourbillon là chiếc Bugatti đầu tiên được trang bị cơ cấu cửa cánh bướm nhị diện, giống với LaFerrari hay McLaren P1.
Tạo hình phần đuôi của Bugatti Tourbillon gợi liên tưởng tới một chiếc McLaren P1 khi kết hợp giữa những đường thẳng mạnh mẽ của cụm ống xả kép và đường cong của dải đèn hậu LED uốn lượn theo viền khung xe.
Tương tự Veyron và Chiron, Tourbillon vẫn được trang bị cánh gió chủ động phía sau, giúp tăng cường lực ép ở tốc độ cao đồng thời có tác dụng như một phanh khí động học.
Theo Bugatti, siêu xe Tourbillon mới chỉ nặng bằng Chiron ở mức 1.995 kg dù bổ sung thêm công nghệ hybrid. Con số này có được là nhờ khung gầm và cấu trúc thân carbon đơn khối mới. Hệ thống treo xương đòn kép thép cũng được thay bằng dạng nhôm đúc để tăng độ chắc chắn.
Một điểm nhấn không thể bỏ qua trên Bugatti Tourbillon đó là cụm đồng hồ dạng cơ độc đáo. Tên gọi của siêu xe cũng được lấy cảm hứng từ cơ chế quay tự động Tourbillon trên các mẫu đồng hồ Thụy Sĩ cổ điển.
Theo Bugatti, cụm đồng hồ đặc biệt này được cấu thành từ hơn 600 chi tiết làm bằng vật liệu cao cấp như Titanium, Sapphire và Ruby. Sai số cho phép lớn nhất khi chế tác cụm chi tiết này chỉ khoảng 50 micron (0,05 mm).
Bên cạnh đó, xe cũng sở hữu một màn hình trung tâm dạng ẩn để hiển thị dữ liệu vận hành, có kết nối Apple CarPlay. Chi tiết này xuất hiện 2 giây sau khi người lái cài số lùi để hiển thị hình ảnh phía sau.
Phần còn lại của nội thất trên Bugatti Tourbillon khá giống với Chiron nhưng có một số điểm nhấn mới. Ghế thể thao được cố định vào sàn xe với thiết kế nhẹ nhất có thể trong khi vị trí bàn đạp có thể điều chỉnh bằng điện.
Một số hình ảnh khác của siêu xe Bugatti Tourbillon:
Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/chiem-nguong-sieu-xe-moi-nhat-cua-bugatti-gioi-han-chi-250-chiec-a52991.html