Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh nhập học trên toàn quốc trong năm ngoái là 521.263 đạt 83,39% (cao hơn số nhập học của năm 2021, 2020); trong số 330 cơ sở đào tạo có 194 cơ sở đào tạo (58,67%) có tỉ lệ nhập học đạt trên trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.
Khối ngành thu hút thí sinh trúng tuyển, xác nhận nhập học cao nhất đó là Kinh doanh và Quản lý với 24,54%; Máy tính và Công nghệ thông tin - 11,79%, Công nghệ kỹ thuật 9,18%, Nhân văn 8,68% và Sức khỏe xếp vị trí thứ 5 - 6,35%.
Nằm trong top 10 ngành học tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất phải kể đến các ngành như: Khoa học xã hội, Sư phạm, Kỹ thuật, Pháp luật, Kiến trúc và Xây dựng.
Bên cạnh những ngành học có sức hút lớn với thí sinh thì theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong 3 năm liên tiếp, 4 lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.
Bộ GD&ĐT cũng thống kê, năm qua 64/330 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng tuyển sinh kém, mức độ tuyển đạt dưới 50%; 94/440 ngành tuyển sinh kém, không đảm bảo chất lượng, chỉ tiêu.
Bộ GD&ĐT lý giải việc các cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu do các nguyên nhân như: Chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh, do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng, lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội, ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Lý giải việc các cơ sở đào tạo tuyển kém, Bộ GD&ĐT cho biết chủ yếu do các nguyên nhân như: Chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh, do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng, lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội, ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Để chuẩn bị cho tuyển sinh đại học 2023, Bộ GD&ĐT khuyến cáo các trường đại học cần nắm bắt thị trường lao động, cùng sự khác biệt trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ trong chọn trường và chọn ngành của thí sinh.
Trường cũng cần đổi mới nội dung ngành và chương trình đào tạo, môi trường và phương pháp đào tạo, truyền thông và quảng bá tuyển sinh. Các bộ, ngành sử dụng nguồn nhân lực cần thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo.
Theo số liệu thống kê, tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263 đạt 83,39% (cao hơn số nhập học của năm 2021, 2020); trong số 330 CSĐT có 194 CSĐT (58,67%) có tỉ lệ nhập học đạt trên trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản giữ ổn định như năm 2022 nhưng có lưu ý: Cơ sở đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh cụ thể hoá quy chế của Bộ GD&ĐT; Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần; Thí sinh được hưởng chính sách ƯTKV theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp cùng một số điểm cần lưu ý, một số điểm mới và giải pháp để tiếp tục cải thiện, khắc phục các tồn tại, hạn chế năm 2022.
Các cở sở đào tạo cần phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển (PTXT); đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo PTXT; loại bỏ các PTXT không hiệu quả; có phương án xét tuyển để đảm bảo công bằng giữa các PTXT; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định; nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển…
Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện quy trình tuyển sinh, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1 (để các trường khai giảng vào đầu tháng 9); tiếp tục nâng cấp Hệ thống áp dụng công nghệ để hạn chế các nhầm lẫn của thí sinh; tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh, hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển, đơn giản hoá giao diện đăng ký xét tuyển; Thí sinh đăng ký xét tuyển trên Hệ thống chỉ theo ngành đào tạo, đơn giản hoá việc đăng ký xét tuyển, giảm tối đa nhầm lẫn, nâng cấp Hệ thống, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm (nếu có).
Bộ GD&ĐT cũng nêu các kế hoạch về công tác xét tuyển sớm, về thông tin đăng ký của thí sinh tuyển sinh của một số ngành, lĩnh vực và CSĐT xử lý rủi ro trong tuyển sinh, đặc biệt dự kiến các bước tuyển sinh năm 2023.
Trúc Chi (theo VTC News, Sức khỏe & Đời sống)
Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/5-nhom-nganh-hoc-hot-nhat-nam-2022-va-tuong-lai-gan-a7509.html