Giá lợn hơi giảm mạnh nhất 2 năm qua

TPO - Theo các chuyên gia, do ảnh hưởng của lạm phát, sức tiêu thụ thịt lợn tại các nhà hàng, quán ăn, khu công nghiệp...xuống ở mức thấp, đẩy giá lợn hơi tiếp tục lao dốc. Chưa kể, xu hướng của người Việt đang chuyển dần từ ăn thịt lợn sang thịt gà, thịt bò và các loại thuỷ sản.

Theo ghi nhận của Tiền Phong,

Giá lợn hơi tiếp tục giảm sâu khiến người chăn nuôi thua lỗ.

Theo ông Dương, nguyên nhân khiến giá lợn hơi giảm sâu do nguồn cung thực phẩm nội địa tăng cao, trong khi sức mua của người dân giảm mạnh do ảnh hưởng bởi lạm phát.

Hiện nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm quy mô sản xuất buộc phải giảm lao động, sức tiêu thụ thịt lợn của các khu công nghiệp và các nhà hàng, quán ăn... giảm theo. Chưa kể, xu hướng của người Việt chuyển dần từ giảm ăn thịt lợn, tăng ăn thịt gà, thủy sản, bò...

“Nhìn từ sức tiêu thụ thực tế, giá thịt lợn có thể giảm tiếp và neo ở mức thấp trong 2-3 tháng tới, sau đó sẽ tăng dần với điều kiện sức mua cải thiện khi kinh tế phục hồi”, ông Dương nhận định.

Theo thống kê của Công ty Ipsos Strategy 3, chuyên nghiên cứu thị trường đa quốc gia (có trụ sở tại Pháp), mức tiêu thụ thịt lợn theo đầu người ở Việt Nam đang giảm đáng kể. Năm 2018, mức tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam đạt đỉnh khoảng 32 kg/người/năm. Năm 2022, con số này giảm chỉ còn khoảng 23,5 kg/người/năm và dự báo mức tiêu thụ trung bình này tiếp tục duy trì trong năm 2023.

Ipsos Strategy 3 cho rằng, nguyên nhân là người dân có nhiều sự lựa chọn về nguồn đạm động vật thay thế khác ngoài thịt lợn. Số liệu của Ipsos Strategy 3 từ năm 2018-2022 cho thấy, mức tiêu thụ thịt gia cầm của người Việt đã tăng từ 12 kg/người/năm lên 20 kg/người/năm trong năm 2022; tiêu thụ thịt bò tăng từ 0,5 - 0,7 kg lên mức 5 kg/người/năm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2022 tổng đàn lợn cả nước khoảng 29 triệu con; trong đó 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn duy trì khoảng 6 triệu con. Cả năm 2022, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 4,3 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2021

Ở chiều ngược lại, thịt lợn nhập khẩu có xu hướng giảm. Năm 2022, cả nước chi khoảng 1,35 tỷ USD nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt, trong đó có hơn 110 nghìn tấn thịt heo, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 8,6% về lượng, nhưng tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 1/2023, Việt Nam nhập khẩu 35,4 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 74 triệu USD, giảm 45,7% về lượng và giảm 45,4% về trị giá so với tháng 12/2022; và giảm 34% về lượng và giảm 35% về trị giá so với cùng kỳ nắm ngoái.

Theo nghiên cứu của Ipsos Strategy 3, người Việt đang có xu hướng chuyển từ ăn thịt lợn sang thịt gà, bò... Ảnh: Dương Hưng
Giá thịt lợn thất thường: Điều hành tù mù?
Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bình ổn giá thịt lợn
Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bình ổn giá thịt lợn

Link nội dung: https://doanhnhandautu.net/gia-lon-hoi-giam-manh-nhat-2-nam-qua-a8088.html