Sau đây là bài viết về đề tài ứng dụng AI vào ngành tài chính của ông Marc Despallieres - Giám đốc Chiến lược & Giao dịch tại Vantage.
Vantage là một nền tảng môi giới đa tài sản cung cấp dịch vụ giao dịch CFD (Contract For Difference - Hợp đồng chênh lệch) trên Ngoại hối, Hàng hóa, Chỉ số, Cổ phiếu, ETF và Trái phiếu. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trên thị trường, Vantage hiện có hơn 1.000 nhân viên tại hơn 30 văn phòng toàn cầu.
Với 30 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ tài chính, ông Marc chịu trách nhiệm chỉ đạo các sáng kiến chiến lược ngắn hạn và dài hạn của Vantage, đồng thời dẫn dắt doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mở rộng đầy tham vọng ở cả thị trường mới nổi và thị trường phát triển. Ông đồng thời cũng giám sát và hỗ trợ các nhóm giao dịch toàn cầu của Vantage.
Trình độ chuyên môn: ông là Nhà giao dịch & Nhà môi giới có chứng chỉ (MATIF, Finex , NYCE và SFE); Cố vấn ngoại hối được cấp phép (RG146); Nhà phân tích kỹ thuật được chứng nhận.
-----------
ChatGPT là công cụ trí thông minh nhân tạo (AI) được xướng tên nhiều nhất trong thời gian qua và nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có giao dịch đầu tư. Công nghệ này được kỳ vọng sẽ mang lại những lợi ích như tăng cường hiệu quả giao dịch, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận, tiến đến tiềm năng cách mạng hoá cách con người thực hiện những giao dịch tài chính.
Sức mạnh ứng dụng AI trong giao dịch tài chính
Rất dễ hiểu vì sao việc tích hợp AI trong ngành giao dịch tài chính đang phát triển mạnh mẽ như vậy, bởi lẽ ChatGPT – một trong những ứng dụng đầu tiên áp dụng AI đang chứng minh đem lại rất nhiều lợi ích rõ ràng.
Đầu tiên, ChatGPT có thể được sử dụng như một trợ lý ảo. Công cụ này có thể cung cấp cho các nhà giao dịch tài chính những thông tin và đề xuất được cá nhân hoá dựa trên yêu cầu và lịch sử giao dịch, giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
ChatGPT nói riêng sở hữu một số lợi thế nhất định so với những công cụ giao dịch dựa trên AI khác, đơn cử là giao diện trực quan và dễ sử dụng. Các nhà giao dịch có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời bằng ngôn ngữ đơn giản mà không cần phải biết nhiều thuật ngữ chuyên môn hoặc tài chính.
Với sức mạnh của AI, ChatGPT có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, trong đó có dữ liệu và tin tức của truyền thông xã hội, để từ đó đưa ra được cái nhìn toàn cảnh về thị trường. ChatGPT còn có thể tự động hóa một số tác vụ thông thường và có khả năng chỉ ra những xu hướng thị trường mà con người có thể bỏ sót, đồng thời thực hiện giao dịch nhanh hơn và chính xác hơn.
Chat GPT đang hỗ trợ 1 nhà đầu tư thực hiện công việc.
Nhà đầu tư cần làm gì?
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là việc tận dụng AI trong giao dịch không có nhược điểm. So với con người, AI bị giới hạn hiểu biết về bối cảnh và thích ứng kém với các sự kiện bất ngờ.
Khi một nhà giao dịch phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống AI và không tự tìm hiểu một số nguyên tắc cơ bản trong giao dịch tài chính, nhà giao dịch sẽ không hoàn toàn hiểu được khả năng một rủi ro ban đầu có thể trở nên tồi tệ đến đâu. Hiện nay, một số người cũng đặt ra những lo ngại rằng AI có thể nhân rộng những thiên kiến hoặc củng cố sự mất cân bằng quyền lực sẵn có trong ngành tài chính.
Để thu được hiệu quả tối đa từ những lợi ích nói trên, các nhà giao dịch cần cân nhắc kỹ lưỡng chất lượng của những thuật toán AI, cũng như mục đích và hoàn cảnh cụ thể của từng giao dịch. Họ cần cân nhắc chi phí và lợi ích của việc sử dụng AI trong từng điều kiện cá nhân, đồng thời xem xét các rủi ro và hạn chế tiềm ẩn của hệ thống này trước khi đưa ra quyết định dựa trên thông tin do AI cung cấp.
Việc sử dụng AI trong những tác vụ cá nhân là bước đầu tiên để đưa AI vào ứng dụng ở cấp độ tổ chức. Các công cụ AI như ChatGPT đang ngày càng được những nhà giao dịch tổ chức ưa chuộng trong việc tháo gỡ những khó khăn trong phân tích dữ liệu thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt.
Trong tương lai, AI sẽ tiếp tục được ứng dụng nhiều hơn, điều này sẽ ngày càng khiến công nghệ AI trở nên tinh vi hơn và từ đó các nhà giao dịch sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ nó.