Trong thời đại công nghệ số, điện thoại di động dần trở thành vật bất ly thân và nó chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng như hình ảnh, tin nhắn, tài khoản ngân hàng,...
Tuy nhiên, việc bảo mật an toàn cho điện thoại không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bài viết này sẽ mách bạn các cách bảo mật điện thoại an toàn nhất.
Cách bảo mật điện thoại an toàn nhất
Bảo mật bằng mật khẩu
Ưu điểm: Mật khẩu mạnh, khả năng bảo mật tương đối tốt.
Nhược điểm: Việc gõ mật khẩu không đem lại sự tiện lợi.
Dù vẫn tồn tại một số hạn chế, nhưng việc cài đặt mật khẩu luôn là cách thức bảo mật tốt nhất dành cho điện thoại. Một mật khẩu mạnh sẽ rất khó bị bẻ khóa, đảm bảo thiết bị của người dùng luôn được an toàn.
Hạn chế lớn nhất của việc cài đặt mật khẩu là người dùng phải gõ chính xác mỗi khi muốn mở khóa điện thoại. Việc này vô cùng tốn thời gian, nhất là trong trường hợp chúng ta đang vội, cần sử dụng điện thoại ngay lập tức.
Vì vậy, người dùng có thể sử dùng mật khẩu đi kèm theo những cách thức bảo mật khác nhanh hơn.
Bảo mật bằng mã PIN
Ưu điểm: Dễ dàng nhập hơn mật khẩu.
Nhược điểm: Người dùng có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những mã PIN mạnh.
Mã PIN là cách thức bảo mật đơn giản hơn có thể thay thế cho mật khẩu. Các thiết bị Android cho phép người dùng tạo mã PIN có độ dài lên đến 16 chữ số, tuy mức độ an toàn là cực kì cao nhưng rất khó để ghi nhớ.
Đa số người dùng thường hay sử dụng mã PIN 4 - 6 số. Tuy nhiên người dùng cũng không nên đặt những mã PIN quá dễ nhớ, dễ đoán như 1234 hoặc 4 chữ số giống nhau như 1111, 2222...
Bảo mật bằng khóa hình
Ưu điểm: Đơn giản, phụ thuộc vào sức sáng tạo của người dùng.
Nhược điểm: Nhiều người dùng tạo khóa hình rất đơn giản, có thể dễ dàng đoán ra.
Việc cài đặt khóa hình sẽ yêu cầu người dùng vẽ một hình từ 4 - 16 chấm. Người dùng có thể thỏa sức tạo hình từ những đường thẳng, ngang hoặc chéo.
Việc cài đặt và sử dụng rất dễ dàng khi người dùng muốn mở khóa màn hình nhanh. Cũng tương tự như mật khẩu, việc bảo mật bằng khóa hình có độ an toàn tương đối cao.
Tuy nhiên đa số người dùng thường có xu hướng tạo những hình tương đối dễ đoán, chỉ sử dụng từ 4 đến 5 chấm. Thậm chí tệ hơn nữa là người khác có thể nhìn thấy hình dạng mật khẩu của người dùng một cách dễ dàng nếu khóa hình quá đơn giản.
Bảo mật bằng cảm biến vân tay
Ưu điểm: Nhanh chóng và mức độ bảo mật tương đối tốt.
Nhược điểm: Cảm biến hoạt động đôi khi không nhạy bén.
Hiện nay cảm biến vân tay trở nên quá phổ biến trên đa số các mẫu smartphone và trở thành tính năng mở khóa bắt buộc phải có trên điện thoại. Điều này cũng khá dễ hiểu vì việc mở khóa bằng vân tay diễn ra khá nhanh chóng và mức độ bảo mật cao.
Đặc biệt một số mẫu điện thoại như dòng Pixel của Google còn hỗ trợ các thao tác vân tay. Người dùng có thể mở thanh thông báo nhanh chóng bằng cách gạt cảm biến. Thao tác này tương đối hoàn hảo và phù hợp khi sử dụng với những màn hình lớn, khó sử dụng bằng một tay.
Tuy nhiên, không phải cảm biến vân tay nào cũng có nguyên lý hoạt động giống nhau. Độ nhạy bén của cảm biến vân tay trên mỗi dòng điện thoại là khác nhau và không phải nhà sản xuất nào cũng đặt chúng ở những vị trí thuận tiện.
Bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt
Ưu điểm: Sử dụng nhanh chóng, mở khóa thiết bị chỉ trong nháy mắt.
Nhược điểm: Khả năng bảo mật kém, mức độ an toàn không cao.
Cảm biến nhận diện khuôn mặt được chia thành 2 loại. Bảo mật Face ID của Apple sử dụng cảm biến hồng ngoại để quét 3D chi tiết khuôn mặt của người dùng.
Tuy vẫn có khả năng bị đánh lừa nhưng Apple đã khẳng định chắc chắn rằng cảm biến nhận diện khuôn mặt có chính xác cao hơn gấp 20 lần so với cảm biến vân tay.
Trên đây là 5 cách bảo mật điện thoại an toàn nhất giúp điện thoại của bạn luôn được trang bị hệ thống bảo mật an toàn nhất. Điều này khiến cho kẻ xấu khó có thể đánh cắp thông tin của bạn dùng vào mục đích xấu.