Bảo vệ môi trường từ sinh hoạt thường ngày

Admin
(NLĐO) - Chúng ta có thể bảo vệ môi trường từ chính những thói quen tốt hàng ngày như việc tiêu dùng, chế biến, bảo quản thức ăn, phân loại rác…

Sáng 2-11, Báo Người Lao Động phối hợp Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức talkshow "

Ông Dương Quang, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động (trái) tặng hoa cảm ơn ông Nguyễn Hữu Tường Quân - Bộ phận PR, Văn phòng Tổng giám đốc Acecook Việt Nam

Xu hướng sống xanh ngày càng được lan toả mạnh mẽ khắp nơi. Trong đó, việc ăn uống lành mạnh cũng là yếu tố có mối liên quan chặt chẽ, hay có thể nói là một phần của việc sống xanh. Ngày càng nhiều người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, giữ lối sống thân thiện với tự nhiên. Và chúng ta hoàn toàn có thể đóng góp cho những sự thay đổi tốt đẹp của trái đất từ chính những thói quen tốt hàng ngày, như việc tiêu dùng, chế biến, bảo quản thức ăn…

Bảo vệ môi trường từ sinh hoạt thường ngày - Ảnh 2.

Các diễn giả tham gia chương trình

Theo TS Phan Thế Đồng, Việt Nam từng được đánh giá là quốc gia xếp thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa thải ra môi sinh mỗi năm. Tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh năm 2022 là 2,9 triệu tấn (gồm 1,6 triệu tấn ở đô thị, 1,3 triệu tấn ở nông thôn). Tốc độ gia tăng khoảng 5%/năm.

Bảo vệ môi trường từ sinh hoạt thường ngày - Ảnh 3.

Theo TS Phan Thế Đồng, phải nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt việc phân loại rác tại nguồn

"Theo tôi chúng ta có thể bảo vệ môi trường nếu chúng ta xây dựng một lộ trình hợp lý khi xây dựng ý thức người tiêu dùng; sử dụng khoa học kỹ thuật cùng với công nghệ chế biến thực phẩm cần có những giải pháp thay thế các bao bì và đồ gia dụng plastic bằng những công nghệ mời hoặc sử dụng loại vật liệu thân thiện môi trường" - TS Đồng đề xuất.

Bảo vệ môi trường từ sinh hoạt thường ngày - Ảnh 4.

TP HCM rất cần sự chung tay bảo vệ môi trường của các đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân

Còn bà Nguyễn Phan Bảo Khuyên cho hay trong bối cảnh rác thải nhựa đang gia tăng, tái chế và tái sử dụng nhựa đã và đang trở thành một xu hướng sống xanh được nhiều người ủng hộ và lựa chọn. Các chiến dịch tái chế rác thải ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, góp phần thúc đẩy cộng đồng mang lại cho nhựa một cuộc đời mới thay vì chỉ dùng một lần rồi kết thúc.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu hết năm 2024

Kêu gọi cả nước chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương

Tại TP HCM, ngoài các Quy định do UBND thành phố ban hành về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, thành phố cũng ghi nhận một số tổ chức, doanh nghiệp đã sáng tạo trong việc giáo dục nhận thức, hành động bảo vệ môi trường cho người dân nói chung, cho người tiêu dùng nói riêng.

Bảo vệ môi trường từ sinh hoạt thường ngày - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Phan Bảo Khuyên cho biết việc tái sử dụng nhiều lần sản phẩm nhựa là hành vi bảo vệ môi trường

Do đó, thành phố rất cần có những cách làm hay, thiết thực, sáng tạo để có thể tái sử dụng nhiều lần những sản phẩm từ nhựa vào các công dụng khác nhau của cuộc sống như là trồng cây, trang trí, làm đồ chơi, dụng cụ học tập như cách làm của Acecook Việt Nam tổ chức cuộc thi viết "Viết tiếp cuộc đời chiếc ly nhựa", cùng với việc phát động chiến dịch Vì Môi Trường Xanh.

"Tôi nghĩ đây là việc làm có giá trị, hữu ích và cũng phù hợp với Luật bảo vệ môi trường 2020 đó là góp phần "thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" - bà Khuyên đề xuất.