Trong đoạn clip giới thiệu, người bán hàng dùng 2 chiếc điện thoại mô tả ví dụ theo dõi một mối quan hệ ngoại tình có nội dung tin nhắn và voice chat gửi qua lại giữa hai bên. Muốn theo dõi bất kỳ số điện thoại nào, người dùng chỉ cần nhập mã phần mềm và chờ vài giây đồng hồ là mọi thông tin đã trong tầm kiểm soát.
Để kiểm chứng phần mềm trên, PV liên hệ theo số điện thoại hướng dẫn, phía đầu dây rất nhiệt tình tư vấn, yêu cầu khách gửi số điện thoại cần theo dõi để "test". Tuy nhiên, nhân viên yêu cầu khách hàng phải chuyển khoản phí 1 triệu đồng/ mã định vị.
Nhằm tăng sự tin tưởng của khách hàng, phía nhân viên này tiếp tục giới thiệu với chúng tôi, phần mềm có trên một trang website (kiểm tra trang web này chúng tôi thấy đây là trang web có máy chủ từ nước ngoài ".com").
Đặc biệt, trước khi chuyển tiền, chúng tôi yêu cầu nhân viên bán hàng cung cấp địa chỉ để làm việc trực tiếp, tuy nhiên phía bên bán hàng liền từ chối.
Dễ bị sập bẫy
Dưới góc độ chuyên môn, trao đổi với chúng tôi chuyên gia Công nghệ thông tin Đặng Trường Lâm (Công ty CP Công nghệ & Giải pháp Tâm Việt) cho rằng, các nhà mạng có cung cấp dịch vụ định vị, tuy nhiên phải hoàn toàn tuân theo pháp luật.
Ví dụ; Một số thiết bị theo dõi con cái qua điện thoại nhưng đó là thông tin hai chiều, tức là khi cài đặt phải xác nhận giữa hai thiết bị này. Ngoài ra, một số tội phạm cũng sẽ bị theo dõi, tuy nhiên đây là nghiệp vụ được pháp luật bảo vệ và cho phép theo các quy định…
Theo chuyên gia công nghệ, không phải ai cũng dễ dàng có thể chạm vào điện thoại của người muốn theo dõi. Chính vì vậy những lời quảng cáo cài đặt phần mềm thông qua số điện thoại rất hấp dẫn. Không ít người đã tin vào quảng cáo, kết quả là "tiền mất tật mang".
"Trên thực tế không có cách nào để cài đặt phần mềm theo dõi từ xa thông qua số điện thoại. Thay vào đó những lời quảng cáo đó chính là hình thức lừa đảo. Nhằm dụ dỗ những người "nhẹ dạ" hoặc những người muốn theo dõi, nhưng lại không có cách tiếp cận điện thoại đối phương".
Nhận định về quảng cáo phần mềm định vị công nghệ trên, chuyên gia cho hay, nếu không tỉnh táo thì khách hàng dễ bị sập bẫy của những tên lừa đảo.
Bởi, khi muốn theo dõi một số điện thoại nào, người dùng phải cung cấp số điện thoại, đặc biệt phải đăng nhập vào phần mềm của chúng. Đây chính là cơ hội của kẻ xấu thu thập thông tin và nắm quyền kiểm soát, sau đó chúng sẽ thao túng và yêu cầu khách hàng chuyển tiền.
"Hãy thử hình dung, nếu chỉ cần có số điện thoại để có thể nghe lén cuộc gọi, xem trộm tin nhắn. Những người đó sẽ có khả năng, giàu có đến mức nào. Chắc chắn họ sẽ không phải quảng cáo lừa đảo. Thay vào đó, họ sẽ trở thành "bá chủ" thế giới. Bởi vậy hãy thật tỉnh táo trước những lời quảng cáo hấp dẫn này", chuyên gia nhấn mạnh.
Vi phạm quyền riêng tư có thể bị phạt tù
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Tinh Thông Luật, cho hay, người cung cấp phần mềm và sử dụng phần mềm không được pháp luật cho phép là vi phạm.
Luật sư Bình phân tích, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định về quyền bất khả xâm pham về đời sống riêng tư như sau: "Điều 21. 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn." Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau: "Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.". Theo đó, có thể thấy, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những quyền được pháp luật bảo vệ.
Hành vi đọc trộm tin nhắn nói riêng cũng như đọc trộm các dạng thư từ, thông tin khác như email, gmail,… của người khác là một trong những hành vi xâm phạm quyền bí mật đời từ và vi phạm pháp luật.
Dù quyền bí mật đời tư được pháp luật bảo vệ, tuy nhiên việc đọc trộm tin nhắn của người khác vẫn diễn ra hằng ngày và rất phổ biến. Tuy nhiên, không nhiều người biết được hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử lý hình sự.
Hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
n) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;
p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật."
Theo đó, trường hợp cố tình thu thập tin nhắn, email mà không được sự đồng ý, người vi phạm còn có thể bị phạt hành chính với mức phạt lên đến 20 triệu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác theo đó: Trường hơp có hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu thuộc trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; + Làm nạn nhân tự sát. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, hành vi đọc trộm tin nhắn của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt tiền đến 03 năm tù.