Sở Công Thương Tiền Giang tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tổ chức xúc tiến thương mại và Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của Tiền Giang tại TPHCM, diễn ra từ ngày 29/8-2/9.
Theo đó, địa phương này sẽ đưa nhiều sản vật như sầu riêng, mít, thanh long, dứa, dừa, saboche…; thủy hải sản chế biến; sản phẩm chăm sóc sức khỏe… đến giới thiệu tại TPHCM; đồng thời tìm đối tác, mở rộng đơn hàng, đưa sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại, sàn thương mại điện tử, kêu gọi các dự án đầu tư vào tỉnh…
Nhiều sản vật đặc trưng của tỉnh Tiền Giang sẽ chào hàng tại TPHCM dịp lễ 2/9. |
Ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang - cho PV Tiền Phong biết, địa phương đang hoàn thiện các thủ tục để đưa sản phẩm dừa tươi xuất khẩu sang Mỹ, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại nhiều lợi ích cho nông dân.
Theo ông Phi, giá
Sơ chế dừa xuất khẩu (ảnh: Vina T&T).
Lãnh đạo Sở Công Thương Tiền Giang cho biết thêm, nhiều mặt hàng trái cây đặc sản địa phương do không có đầu ra, tình trạng “được mùa mất giá” làm nông dân chán nản. Và cuối cùng mất đi giống đó. Còn khi sản phẩm có đầu ra ổn định, giá cao… nông dân sẽ mở rộng canh tác.
Minh chứng cụ thể nhất là hiện nay nhiều nông dân tỉnh Tiền Giang đã chuyển sang trồng sầu riêng. Khi được khơi thông thị trường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng tăng vọt tới 200.000 đồng/kg, hiện tại đang có giá 60.000-70.000 đồng/kg. Do đó nhiều người chuyển sang trồng sầu riêng. Hiện, diện tích trồng sầu riêng của tỉnh Tiền Giang trên 35.000 ha (đã tăng 20-30% so với năm 2022), trong đó có 18.000 ha đang cho trái.
Mặc dù chính quyền địa phương đã khuyến cáo cần có lộ trình, không vội vàng tăng diện tích dễ gây rủi ro; nguồn cung quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ… nhưng nông dân vẫn không ngừng mở rộng diện tích trồng sầu riêng - ông Lưu Văn Phi cho biết.