Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích sự phát triển của năng lượng và môi trường tại Việt Nam. Năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2117/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, một trong 4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ là "năng lượng và môi trường".
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định này và các quy định khác của pháp luật liên quan để định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ năng lượng và môi trường…
Chương trình xin trân trọng cảm Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex đã tham gia đồng hành cùng chương trình này. |
"Diễn đàn hôm nay là cơ hội để các nhà quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà khoa học trao đổi về các thành quả trong việc triển khai các chủ trương, chính sách nêu trên; xác định những khó khăn, thách thức trong việc phát triển ngành năng lượng và môi trường; đồng thời, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh và mở rộng hợp tác đầu tư", Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh, thành công của Diễn đàn cũng như chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ ENTECH Hà Nội 2023 sẽ nâng cao tính lan tỏa, xây dựng hoàn thiện chính sách phát triển công nghệ năng lượng, môi trường và đưa lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng, môi trường thành một trong những lĩnh vực có đóng góp ngày càng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, tăng cường chuyển giao công nghệ có hàm lượng tri thức cao, nguồn vốn từ các đối tác quốc tế.
Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường, góp phần vào mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.
Diễn đàn gồm 2 phiên: Phiên tham luận và Phiên tọa đàm. Tại Phiên tham luận, đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có bài trình bày về các nội dung liên quan tới Xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ năng lượng và môi trường.
Tại phiên Tọa đàm, đại diện Cục Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), đại diện Vụ tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương), đại diện Sở Công thương Hà Nội cũng như một số doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận xoay quanh chủ đề chính sách khoa học và công nghệ cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng, môi trường; chính sách phát triển năng lượng xanh, chuyển đổi năng lượng; định hướng đầu tư và phát triển năng lượng - môi trường của TP. Hà Nội…
Đồng thời, TP. Hà Nội cũng đang triển khai các dự án về điện rác như dự án điện rác Sóc Sơn, Dự án rác thải Seraphin và hiện đang quy hoạch để có 2 nhà máy điện rác nữa ở phía Nam Thành phố, với mục tiêu xử lý hết lượng rác thải gần 8.000 tấn/ngày đêm cho toàn Hà Nội.
Bên cạnh đó, TP. Hà Nội triển khai hàng loạt sự kiện, chương trình liên quan đến doanh nghiệp, người dân như chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, chương trình sử dụng năng lượng sạch hơn, chương trình hạn chế sử dụng túi nilon trong thương mại và tiêu dùng…