Dự án 20 tỷ USD nối 2 thành phố với trung tâm tài chính lớn thứ 4 thế giới của láng giềng Việt Nam làm được điều chưa nước nào làm được

Admin
Trung Quốc sử dụng nhiều công nghệ cây dựng một cây cầu nối 2 thành phố lớn với trung tâm tài chính lớn thứ 4 thế giới, công trình này làm được điều chưa nước nào làm được.

Trong những năm gần đây, công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu khiến nhiều nước sửng sốt. 

Trong đó, Trung Quốc đã hoàn thành một cây cầu nối Hồng Kông (trung tâm tài chính lớn thứ 4 thế giới, theo Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI)), Ma Cao và Chu Hải với tổng chiều dài hơn 50 km, được thiết kế và xây dựng bằng nhiều công nghệ độc đáo. Tổng vốn đầu tư của dự án lên tới 20 tỷ USD, đây là cầu vượt biển dài nhất thế giới.

Công trình này đã thu hút sự chú ý của nhiều nước phương Tây. Các chuyên gia phương Tây nói rằng đây là một siêu dự án thực sự. Trên thực tế, sức mạnh của dự án cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao không chỉ thể hiện ở kỹ thuật xây dựng mà còn ở công nghệ.

Trước đây, Trung Quốc đã tung ra một đoạn video về việc xây dựng Hồng Kông - Chu Hải – Ma Cao trong 10 giây và gây ấn tượng với nhiều người trên thế giới. Trong video, công trường xây dựng cầu áp dụng cơ giới hóa hoàn toàn. Cụ thể, hàng trăm máy xúc đang làm việc cùng lúc nhưng hầu như không có công nhân. Nhiều chuyên gia trên thế giới nói rằng, Trung Quốc là nới duy nhất trên thế giới làm chủ được công nghệ tự động, cơ giới hóa toàn bộ quá trình xây cầu.

Trên thực tế, cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao là cây cầu khó xây dựng và phức tạp nhất thế giới vào thời điểm đó. Chính vì vậy, việc xây dựng cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao là một thử thách lớn đối với Trung Quốc.

Để xây cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao, các kỹ sư Trung Quốc đã nghĩ ra nhiều công nghệ để xây dựng. Trong đó, quan trọng nhất là sử dụng quy mô lớn thiết bị và công nghệ tự động để giảm cường độ lao động và nguy hiểm trong công việc của người lao động, đồng thời bảo vệ tính mạng và sự an toàn của người lao động ở mức tối đa.

Trong quá trình xây cầu, để duy trì sự ổn định của cần cẩu khi biển động và ngăn không cho phần mặt cầu bị hỏng rung chuyển, tàu cẩu ngoài khơi được phát triển độc lập của Trung Quốc sử dụng công nghệ định vị tự động và chống lăn tiên tiến trên biển. Thiết bị này được trang bị hệ thống định vị vệ tinh có độ chính xác cao, có thể đạt được độ chính xác định vị ở cấp độ centimet trên mặt biển.

Đồng thời, thiết bị này hoạt động dựa vào nhiều cánh quạt nhỏ để luôn luôn điều chỉnh hướng của thân tàu để tránh trôi vị trí và được lắp đặt ở đáy tàu. Hơn nữa, thiết bị này được gắn nhiều bộ ổn định có thể linh động hơn trong quá trình thi công. Nhờ những công nghệ tiên tiến, khi phát hiện sự rung chuyển của thân tàu, hệ thống điều khiển trung tâm sẽ điều chỉnh bộ ổn định để chủ động lắc lư và dùng lực để bù lại sự rung lắc của thân tàu.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng sử dụng nhiều máy móc xây dựng tiên tiến trong quá trình xây dựng cầu Hồng Kông - Chu Hải – Ma Cao. Cụ thể, để đạt được độ chính xác làm việc cao nhất, một số máy đóng cọc áp dụng điều khiển hoàn toàn tự động và sử dụng hệ thống định vị Beidou. Việc ứng dụng công nghệ giúp các máy hoạt động có độ chính xác cao để xác định vị trí xây dựng và phối hợp với các công đoạn xây dựng khác.

Sau khi chính thức hoàn thành, cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao gây sốc cho các nước phương Tây. Ngoài kỹ thuật cực kỳ khó khăn, Trung Quốc đã thể hiện công nghệ tiên tiến nhất trong dự án này. Việc xây dựng cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao cho thấy sức mạnh kỹ thuật mạnh mẽ của Trung Quốc.

Theo đó, Trung Quốc không chỉ có số lượng công nhân lớn mà còn có số lượng lớn thiết bị kỹ thuật tiên tiến, trình độ kỹ thuật trong xây dựng cơ sở hạ tầng mà nhiều nước chưa làm được.

Lý do cơ bản khiến Trung Quốc có sức mạnh kỹ thuật và công nghệ mạnh mẽ như vậy là do nước này không ngừng được nâng cao trình độ xây dựng cơ sở hạ tầng. Trung Quốc cho biết sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ phấn đấu phát triển hơn nữa công nghệ, trang thiết bị tiên tiến để nâng cao hơn nữa nhằm tạo ra nhiều công trình tầm cỡ thế giới.