EU cấm nhập cà phê, ca cao trồng tại rừng suy thoái, nông sản Việt ảnh hưởng ra sao?

Admin
TPO - Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ và cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU nên dự báo nhiều mặt hàng nằm trong diện ảnh hưởng.

Chia sẻ về tác động đối với ngành cà phê, cao cao, ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam - cho biết, hiện châu Âu (EU) chiếm khoảng 45% trong tổng lượng trên dưới 1,6 - 1,7 triệu tấn cà phê Việt Nam xuất khẩu mỗi năm. Do đó, ngành cà phê Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua.

Theo ông Hải, nhiều năm qua diện tích cà phê Việt Nam ổn định từ 650.000 - 700.000 ha. Trong đó, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu nông hộ trồng cà phê, diện tích phần lớn chỉ từ 0,5 ha trở xuống.

Số diện tích này thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng. Tuy nhiên, việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ.

“Trường hợp bị siết chặt, việc

Cà phê trồng tại rừng có dấu hiệu bị chặt phá sẽ không được xuất khẩu vào EU.

Ông Nguyễn Minh Họa - Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam - cho rằng, ngành điều Việt Nam khả năng không bị ảnh hưởng nhiều từ quy định này do diện tích điều nhiều năm qua luôn ổn định, không phát sinh diện tích mới từ việc phá rừng.

Tuy nhiên, vấn đề là

Xuất khẩu nông sản năm 2016: Gạo hụt hơi, cà phê bứt phá
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Xuất khẩu cà phê chậm, dân trữ chờ giá lên