Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá bán lẻ xăng RON95-III được điều chỉnh giảm 1.320 đồng/lít xuống 21.000 đồng/lít. Xăng E5 RON 92 bán lẻ giảm 1.300 đồng/lít, xuống còn 20.130 đồng/lít.
Tương tự, giá các mặt hàng dầu cũng giảm khá mạnh trong kỳ điều hành giá này. Giá dầu diesel 0,05S-II giảm 600 đồng, xuống còn 17.650 đồng/lít.
Như vậy từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng đã có 13 đợt điều chỉnh, trong đó có 7 lần tăng, 5 lần giảm và 1 lần giữ nguyên. Đây cũng là lần giảm giá thứ 3 liên tiếp của giá xăng trong hơn 1 tháng qua.
Giảm 1.320 đồng, xăng RON95 bán lẻ xuống còn 21.000 đồng/lít từ 15h hôm nay. |
Đánh giá về thị trường xăng dầu thời gian qua, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 9/5, Ủy ban Kinh tế cho biết, có nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu.
Dẫn phản ánh của các doanh nghiệp, Ủy ban Kinh tế nhìn nhận nguyên nhân chính là do cách tính giá bán lẻ xăng dầu chưa phù hợp với biến động thị trường, không có tính cạnh tranh và chưa đủ bù đắp chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Ngoài ra, Bộ Công Thương áp dụng giải pháp tình thế là sử dụng lực lượng Quản lý thị trường để xử phạt các cửa hàng bán lẻ xăng dầu dừng bán không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước. Việc này dẫn đến thực tế nhiều cửa hàng bán lẻ đối phó bằng cách bán nhỏ giọt.
Cùng với đó, chiết khấu (hoa hồng các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối chi lại cho đại lý, cửa hàng bán lẻ) sau thời gian dài giảm thấp, thậm chí 0 đồng đã tăng trong tháng 2 trước sự phản ứng từ các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế để các đầu mối giảm bớt tồn kho, thu hồi vốn, chưa giải quyết được căn cơ vấn đề.
Cơ quan này cũng chỉ ra việc sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu có bất cập. "Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu dẫn đến bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, tiềm ẩn sự không minh bạch", Ủy ban Kinh tế nhận xét.
Đánh giá về thị trường xăng dầu thời gian qua, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 9/5, Ủy ban Kinh tế cho biết, có nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu.
Dẫn phản ánh của các doanh nghiệp, Ủy ban Kinh tế nhìn nhận nguyên nhân chính là do cách tính giá bán lẻ xăng dầu chưa phù hợp với biến động thị trường, không có tính cạnh tranh và chưa đủ bù đắp chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Ngoài ra, Bộ Công Thương áp dụng giải pháp tình thế là sử dụng lực lượng Quản lý thị trường để xử phạt các cửa hàng bán lẻ xăng dầu dừng bán không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước. Việc này dẫn đến thực tế nhiều cửa hàng bán lẻ đối phó bằng cách bán nhỏ giọt.
Cùng với đó, chiết khấu (hoa hồng các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối chi lại cho đại lý, cửa hàng bán lẻ) sau thời gian dài giảm thấp, thậm chí 0 đồng đã tăng trong tháng 2 trước sự phản ứng từ các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế để các đầu mối giảm bớt tồn kho, thu hồi vốn, chưa giải quyết được căn cơ vấn đề.
Cơ quan này cũng chỉ ra việc sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu có bất cập. "Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu dẫn đến bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, tiềm ẩn sự không minh bạch", Ủy ban Kinh tế nhận xét.