Một thứ xuất hiện như "thùng nước lạnh đổ xuống đầu" Trung Quốc: Hóa ra còn thua kém thế giới xa lắm!

Admin
Chỉ vài năm trước, Trung Quốc hình dung bản thân sẽ thống trị cuộc đua mới trên toàn cầu. Nhưng giờ đây, họ nhận ra khoảng cách giữa mình với thế giới còn quá xa.

"Thùng nước lạnh đổ xuống đầu Trung Quốc"

Sora - mô hình AI chuyển văn bản thành video gây sốt gần đây của OpenAI là lời cảnh tỉnh mới gửi tới Trung Quốc về khoảng cách chưa thể với tới của nước này với các công nghệ trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc không có sản phẩm tương tự sau nhiều nỗ lực huy động nguồn lực từ các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư trong nước kể từ khi ChatGPT ra mắt năm 2022?

Chỉ vài năm trước, Trung Quốc hình dung bản thân sẽ thống trị cuộc đua AI toàn cầu bằng cách tận dụng kho dữ liệu khổng lồ của đất nước để phát triển các ứng dụng hoàn thiện cho các chức năng như nhận dạng khuôn mặt.

Những phát triển gần đây về AI tạo sinh – sử dụng các mô hình lớn để tạo ra nội dung như văn bản, hình ảnh và video – đã thay đổi mọi tính toán, khiến Trung Quốc một lần nữa trông giống như kẻ tụt hậu, theo SCMP.

Sora, ra mắt vào ngày 16/2, chuyển cuộc chiến AI sang lĩnh vực sản xuất video ngay khi Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức lớn do thiếu khả năng tiếp cận các công cụ quan trọng như bộ xử lý đồ họa (GPU) tiên tiến do Nvidia, nhà thiết kế chip AI hàng đầu phát triển, do các hạn chế xuất khẩu của Mỹ.

Những công ty AI giỏi nhất của đất nước đã chậm hơn nhiều năm so với các công ty cùng ngành của Mỹ trong lĩnh vực AI tạo sinh.

Zhou Hongyi, người sáng lập công ty bảo mật internet 360 Security Technology, đã tham gia cuộc đua ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn kiểu ChatGPT trong nước, cho biết sự ra đời của Sora giống như "thùng nước lạnh đổ ụp xuống đầu Trung Quốc".

"Nó làm nguội đi cái đầu của nhiều người, buộc chúng tôi phải nhìn ra khoảng cách với các công ty hàng đầu ở nước ngoài", tờ Yicai dẫn lời Hongyi.

Một thứ xuất hiện như

Sự ra mắt của Sora AI làm kinh ngạc Trung Quốc.

Trong một phản ứng bất ngờ với Sora, Bắc Kinh đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đáng tin cậy nhất cần phải đi đầu về AI, kêu gọi các công ty "nắm bắt những thay đổi sâu sắc do AI mang lại".

Ở Trung Quốc, Cơ quan quản lý không gian mạng quốc gia yêu cầu tất cả các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

OpenAI không cung cấp dịch vụ trực tiếp ở đại lục, Google cũng không cung cấp sản phẩm Gemini AI của mình tại đây. Copilot của Microsoft, sử dụng các mô hình GPT của OpenAI, đã có mặt ở Hồng Kông.

Sự vắng mặt của người chơi nước ngoài ở đại lục đã khiến một số gã khổng lồ công nghệ trong nước phải tranh giành vị trí trong một thị trường đông đúc với hơn 200 LLM.

Gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc Baidu, gã khổng lồ mạng xã hội Tencent Holdings và ông vua thương mại điện tử Alibaba Group Holding, đều đã công bố LLM của riêng họ.

Tuy nhiên, rất ít thứ có thể sánh ngang với Sora, một phần vì các công ty chưa sử dụng kiến trúc Diffusion Transformer (DiT) mới lạ.

ByteDance, chủ sở hữu TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết công cụ điều khiển chuyển động video nội bộ Boximator, được sử dụng để hỗ trợ tạo video, vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và chưa sẵn sàng để phát hành hàng loạt: "Nó vẫn có khoảng cách lớn với các mô hình tạo video hàng đầu về chất lượng hình ảnh, độ trung thực và thời lượng".

Trung Quốc sẽ sớm có mô hình giống Sora?

Xu Liang, doanh nhân AI ở Hàng Châu, cho biết không lâu nữa Trung Quốc sẽ có các dịch vụ tương tự.

"Trong một hoặc hai tháng tới, sẽ có những mẫu giống Sora xuất hiện tại thị trường Trung Quốc và rất nhiều trong nửa năm tới", ông nói. Nhưng Xu lưu ý rằng vẫn có một khoảng cách không thể bỏ qua giữa các sản phẩm Trung Quốc và Sora.

Lu Yanxia, giám đốc nghiên cứu về công nghệ mới nổi của IDC Trung Quốc, cho biết những gã khổng lồ công nghệ như Baidu, Alibaba và Tencent sẽ là những công ty đầu tiên triển khai các dịch vụ tương tự ở nước này.

Bà cho biết, những công ty AI trong nước khác như iFlyTek, SenseTime và Hikvision – tất cả đều bị Washington trừng phạt – cũng sẽ tham gia cuộc đua.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn khi thị trường công nghệ nước này ngày càng trở nên tách biệt với thế giới về vốn, phần cứng, dữ liệu và thậm chí cả con người.

Một thứ xuất hiện như

Theo Lu, thiếu nhân tài là một mối lo ngại khác vì những người giỏi nhất và sáng giá nhất trong lĩnh vực AI thường thấy dễ tỏa sáng hơn khi làm việc cho những công ty hàng đầu ở Mỹ.

Ví dụ, tại OpenAI, các chuyên gia công nghệ có nền tảng giáo dục từ Trung Quốc tạo thành một nhóm chủ chốt. Trong số 1.677 thành viên liên kết của OpenAI trên LinkedIn, 23 người trong số họ học tại Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc, cơ sở giáo dục đại học phổ biến thứ chín trong số các nhân viên của công ty khởi nghiệp, đánh bại Đại học Cambridge và Đại học Yale.

Tuy nhiên, ngay cả khi có những tài năng cần thiết, các chuyên gia vẫn đặt câu hỏi liệu AI trong nước của Trung Quốc có thể tiến xa đến đâu trong khi phải đối mặt với những hạn chế hiện có từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Ping An Securities cảnh báo trong một báo cáo rằng các hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn tiếp tục từ Mỹ "có thể đẩy nhanh sự trưởng thành của ngành công nghiệp chip AI trong nước", nhưng "các lựa chọn thay thế trong nước có thể không như mong đợi".

Alexander Harrowell, nhà phân tích về điện toán tiên tiến tại nhóm cố vấn và nghiên cứu công nghệ Omdia, lưu ý rằng Trung Quốc có các lựa chọn ngoài GPU để đào tạo LLM.

"Bạn có thể sử dụng TPU (chip xử lý Tensor) của Google, Ascend của Huawei, Trainium của AWS hoặc một trong số ít sản phẩm của các công ty khởi nghiệp", ông nói.

Nhưng việc thay thế GPU phải trả giá. Harrowell cho biết: "Càng đi xa khỏi con đường GPU, bạn sẽ càng tốn nhiều công sức hơn trong việc phát triển phần mềm và quản trị hệ thống".

Theo doanh nhân Xu, cũng sẽ có những cơ hội dành riêng cho thị trường Trung Quốc, khi các mô hình video địa phương sẽ hỗ trợ tốt hơn cho ngôn ngữ Trung Quốc.

Wang Shuyi, giáo sư AI và học máy tại Đại học Sư phạm Thiên Tân (TJNU) lấy ví dụ bằng một trong những video demo của Sora liên quan đến cảnh một con rồng Trung Quốc đang nhảy múa.

Nhiều nhóm dân tộc, truyền thống dân gian, phong tục và sự đa dạng về địa lý của Trung Quốc cung cấp rất nhiều tài liệu cho các mô hình video trong nước để phục vụ tốt hơn cho người dùng quê nhà.

Wang cũng bác bỏ ý kiến cho rằng có "khoảng cách không thể vượt qua" giữa AI Trung Quốc và Mỹ.

"Liệu các công ty Trung Quốc cứ mãi học theo các sản phẩm của đối thủ Mỹ hay họ muốn đặt mục tiêu to lớn hơn, không chỉ dừng lại ở loại trí tuệ nhân tạo phổ thông và an toàn?" Wang đặt câu hỏi.