Sếp chỉ thị chuyển khoản 3 tỷ đồng cho đối tác vào 16h, nam kế toán hỏi một vài câu liền phát hiện ra điều lạ, lập tức báo cảnh sát

Admin
Chính vì đã được cảnh báo trước, anh Vương ngay lập tức gọi điện đến Cục Cảnh sát An Huy (Trung Quốc) để khai báo và không chuyển khoản 986.000 NDT theo lời của người sếp và đối tác giả mạo.
Sếp chỉ thị chuyển khoản 3 tỷ đồng cho đối tác vào 16h, nam kế toán hỏi một vài câu liền phát hiện ra điều lạ, lập tức báo cảnh sát- Ảnh 1.

Theo Đội Cảnh sát hình sự An Huy (Trung Quốc), anh Vương suýt trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến với số tiền lên tới 986.000 NDT (khoảng 3,4 tỷ đồng). Anh Vương là kế toán của một công ty ở thành phố Vu Hồ, An Huy (Trung Quốc), vào khoảng 16h, khi đang tổng kết các khoản thu chi của công ty, anh bất ngờ được đưa vào một nhóm chat trên WeChat và sếp yêu cầu anh chuyển 986.000 NDT vào tài khoản của đối tác.

Trong nhóm chat có lãnh đạo công ty và một đối tác lâu năm. Đặc biệt, trong nhóm chat, avatar và tên của "lãnh đạo" và "đối tác" đều đúng, hơn nữa, sếp còn nói rằng gấp nên phải chuyển khoản lập tức. Tuy nhiên, công ty có quy định không chuyển khoản cho đối tác sau 16h để dễ dàng trong việc kiểm tra cuối ngày.

Điều đáng chú ý, khi anh Vương hỏi sếp một số vấn đề đang diễn ra tại công ty thì sếp liên tục né tránh và chỉ đề cập đến khoản tiền cần thanh toán. Anh Vương lập tức nghi ngờ và nhớ ra lời cảnh báo của cảnh sát gần đây, đó là các kế toán thường gặp phải những "bẫy" lừa đảo điện tử tương tự nhau. Thời gian cao điểm đối với những thủ đoạn lừa đảo này là từ 16h đến 17h. Vì gần đến giờ ngân hàng đóng cửa và cũng là thời điểm kiểm tra dữ liệu cuối ngày của các công ty nên các nạn nhân thường lơ là.

Vì vậy, mọi người phải luôn cảnh giác khi gặp phải những tình huống như vậy. Mỗi khi nhận được cuộc gọi từ người lạ, "chỉ thị của sếp" hay "người thân, bạn bè" yêu cầu chuyển khoản, mọi người phải xác nhận qua điện thoại và tuyệt đối không được tin tưởng vào bên kia.

Khi lỡ trở thành nạn nhân, hãy gọi cho cơ quan chức năng, đồng thời, cung cấp các manh mối liên quan để hỗ trợ cơ quan cảnh sát kịp thời điều tra, giải quyết vụ việc và dừng việc thanh toán số tiền bị lừa đảo.

Chính vì đã được cảnh báo trước, anh Vương ngay lập tức gọi điện đến Cục Cảnh sát An Huy (Trung Quốc) để khai báo và không chuyển khoản 986.000 NDT theo lời của người sếp và đối tác giả mạo. Sau khi biết được anh Vương thành công ngăn chặn lừa đảo nhắm vào tiền của công ty, sếp tổng của công ty đồng ý khen thưởng vào lương tháng cho anh Vương.

Ngoài ra, cảnh sát cũng khuyên các kế toán nên tham gia các bài giảng lừa đảo do Sở cảnh sát tổ chức giúp nâng cao nhận thức về việc chống và phòng ngừa lừa đảo. Nếu gặp phải lãnh đạo yêu cầu chuyển giao, hãy nhớ xác minh tình hình qua điện thoại hoặc trực tiếp và cẩn thận xác định danh tính thực sự của bên kia. Trong quá trình giao tiếp, có thể khéo léo hỏi đối phương một số câu hỏi nhỏ, chẳng hạn như thông tin chi tiết về người hoặc đồ vật trong đơn vị, để xác định đâu là thật đâu là giả.

Cùng với đó, chú ý bảo vệ thông tin cá nhân và tổ chức. Khi nhận được tin nhắn văn bản không xác định hoặc thêm yêu cầu kết bạn, phải xác minh cẩn thận danh tính của bên kia và không tin một cách mù quáng.