Trong tiểu thuyết Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, sau khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, mười vạn thiên binh không thể ngăn cản được Tề Thiên Đại Thánh. Trong tình huống khẩn cấp, Quan Âm Bồ Tát đã tiến cử Nhị Lang Thần với Ngọc Hoàng Đại Đế.
Có nhiều lý do khiến Quan Âm Bồ Tát tiến cử Nhị Lang Thần đi bắt Tôn Ngộ Không.
Thứ nhất, Quan Âm biết rõ năng lực của Nhị Lang Thần là một vị thần có pháp lực cao cường, từng giết 6 loài yêu quái. Ngoài ra, dưới trướng còn có lực lượng hỗ trợ mạnh mẽ là 6 huynh đệ của Mai Sơn và 1200 thần thảo đầu.
Thứ hai, Quan Âm biết rõ tính cách của Nhị Lang Thần, đây là người có tính cách kiêu ngạo, không nghe lời của Ngọc Đế, nhưng nếu Ngọc Đế hạ chỉ điều binh để Nhị Lang Thần dẫn binh tiên phong trợ giúp Lý Thiên Vương, như vậy Nhị Lang Thần sẽ phải phụng mệnh.
Quả nhiên, sau đó Nhị Lang Thần đã nhận chỉ đi bắt yêu Hầu. Tại Hoa Quả sơn Nhị Lang Thần và thuộc hạ của mình đã có một cuộc đã đại chiến long trời lở đất với Tôn Ngộ Không.
Hai bên dùng từ võ công cho đến tài năng biến hóa thần thông, nhưng vẫn bất phân thắng bại nên Thái Thượng Lão Quân liền ném Kim Cang Trác (có bản dịch là Kim Cương Trác) trúng đầu Ngộ Không, đồng thời Khao Thiên Khuyển lao vào cắn, giúp Nhị Lang Thần mới nhân cơ hội đánh ngã và bắt sống được Ngộ Không.
Nhị Lang Thần còn có tên gọi là Nhị Lang chân quân, Dương Tiễn hay Tiểu Thánh là con trai thứ hai của Dương Thiên Hựu (người phàm) và Dao Cơ tiên tử (em gái Ngọc Hoàng). Ông sở hữu tới 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công) và võ công cao cường, là một trong những vị tướng đắc lực của thiên giới.
Quốc Tiệp