Trong hồi thứ 13 của Tây du ký, sau khi Đường Tăng (còn gọi là Tam Tạng) dời Trường An lên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh được mấy ngầy, ông và hai người đi theo bị ma vương là Dần tướng quân (hổ tinh) bắt được, hai người theo hầu bị xẻ thịt moi gan làm bữa tối. Còn Đường Tăng bản thân chỉ còn chờ đến sáng là cũng bị đem ra ăn thịt.
Lúc này trong đêm tối và vô vọng, Tam Tạng thiếp đi thì có một ông già đầu bạc chống gậy đi tới, lấy tay phủi mấy sợi dây chói, dây liền đứt hết, thổi một hơi trên mặt, Tam Tạng liền tỉnh dậy tức thì.
Sau một hồi nói chuyện ông lão kêu Đường Tăng đi theo mình ra đường lộ, cho khỏi chốn hàng hùm. Tam Tạng buộc hai gói đồ lên yên dắt ngựa đi theo lập tức, một hồi tới đường lộ, liền lạy tạ ông già. Vừa cúi đầu nghe trận gió thoảng qua, nhìn lên đã thấy ông lão cỡi hạc bay cao vời vợi, trên mây bỗng rớt xuống một tấm giấy, có bốn câu thơ, trong đó có đoạn nói đên ông lão là sao Thái Bạch vì xót thương mà xuống đây cứu người. Đường Tăng xem song ngẩng lên trời lạy tạ, nói: “Xin cảm tạ Kim Tinh ơn cứu mạng này”.
Cái ơn cứu mạng này của vị thần tiên này là vô cùng quan trọng, bởi Đường Tăng mới chỉ khởi hành trên con đường đi Tây Trúc, chưa được được sự phò tá của các đồ đệ cố pháp lực cao cường ở bên cạnh.
Theo diễn biến trong Tây du ký, nhiều người cho rằng ông lão cứu Đường Tăng chính là Thái Bạch Kim Tinh, đây là một vị thần tiên hiền lành, thần thông quảng đại. Khi Ngọc Hoàng Đại Đế muốn xuất binh đánh dẹp Tôn Ngộ Không, Thái Bạch Kim Tinh đã ra mặt nói đỡ, đề nghị phong cho Ngộ Không chức Bật Mã Ôn. Sau đó Ngộ Không tiếp tục làm trái ý Thiên đình, Thái Bạch Kim Tinh lại đứng ra thuyết phục Ngọc Hoàng, đề nghị phong cho con khỉ này chức Tề Thiên Đại Thánh.
Quốc Tiệp