Thông tin cần biết về tiền gửi có kỳ hạn

Admin
Tiền gửi có kỳ hạn là hình thức đầu tư sinh lời phổ biến và an toàn nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hình thức đầu tư này.

(Ảnh minh họa)

Sinh lời cao: Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn sinh lời an toàn mà không chịu sự biến động của thị trường. Thậm chí, khách hàng còn có thể tận dụng hình thức lãi kép gửi tiền nhiều năm để tích lũy số tiền lãi lớn.

Thuận tiện : Khách hàng có thể rút vốn trước hạn mà không bị giới hạn về số lần rút cũng như khoản tiền rút. Nhờ đó, khách hàng xoay vốn nhanh khi cần tiền gấp mà vẫn có thể hưởng lãi suất không kỳ hạn (khoảng 0.1 - 1%/năm tùy ngân hàng) trên tổng số vốn đã gửi.

Tích lũy tương lai: Gửi tiền có kỳ hạn giúp tạo thói quen kiểm soát chi tiêu, đồng thời là một khoản dự trù tài chính để khách hàng tích lũy mua nhà, mua xe...Nếu kiên trì tiết kiệm trong nhiều năm, khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu.

Những lưu ý khi gửi tiền có kỳ hạn

TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch tập đoàn lớn giả làm thợ xây và món quà khủng tặng người công nhân nghèo

Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất hấp dẫn. Trước khi mở sổ tiết kiệm tại một ngân hàng nào, khách hàng nên xem xét dựa trên các tiêu chí sau:

Chọn ngân hàng uy tín: Hãy lựa chọn ngân hàng hoạt động lâu năm trên thị trường, có thương hiệu và tên tuổi. Ngân hàng đó cần áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để đảm bảo minh bạch tài chính và hạn chế để bị đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân.

Lãi suất hấp dẫn : Việc chọn ngân hàng có mức lãi suất cao sẽ giúp khách hàng nhận được số lãi lớn từ số tiền gửi, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Dịch vụ chăm sóc ngân hàng: Nên chọn ngân hàng có dịch vụ hỗ trợ tốt, tư vấn tận tình với thái độ chuyên nghiệp. Bởi khi có bất cứ vấn đề gì phát sinh liên quan đến sổ tiết kiệm, khách hàng sẽ được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng.

Ngân hàng nhiều ưu đãi: Nên chọn ngân hàng có nhiều ưu đãi để nhận được lợi ích “kép” là tiền lãi từ số tiền gửi và những ưu đãi khi gửi tiền.

Xem thêm:

Tin liên quan

Người “thách thức” lý thuyết của GS ĐH Harvard và con đường “chẳng ai đi” để thay đổi ngành sữa Việt