Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk

Admin
Chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk” nhằm tôn vinh các giá trị trang phục và khơi dậy lòng tự hào về di sản văn hóa dân tộc.

Nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk là nơi hội tụ của 49 dân tộc anh em từ khắp mọi miền Tổ quốc. Tại đây, các dân tộc cùng sinh sống đoàn kết với nhau, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trong sự thống nhất.

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống của các dân tộc là dấu hiệu nhận diện tộc người, là di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, tồn tại và phát triển qua quá trình lao động, sáng tạo.

Văn hoá - Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk

Chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk” nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc.

Cùng với những bộ y phục truyền thống rực rỡ sắc màu còn có những bộ trang sức rất độc đáo, góp phần làm phong phú, tôn lên vẻ đẹp của trang phục dân tộc mình, nhất là những bộ trang phục nữ như: khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, nhẫn, trâm cài đầu. Trang sức truyền thống các dân tộc không đơn thuần chỉ để làm đẹp mà còn hàm chứa nhiều thông điệp liên quan đến tình cảm gia đình, địa vị xã hội...

Văn hoá - Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk (Hình 2).

Trang phục là dấu hiệu nhận diện tộc người, là di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Xuất phát từ những ý nghĩa đó, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức trưng bày chuyên đề: “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk”.

Văn hoá - Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk (Hình 3).

Có 45 hình ảnh, 130 hiện vật được trưng bày tại chuyên đề.

Chuyên đề trưng bày 45 hình ảnh, 130 hiện vật được chia thành 8 chủ đề tương ứng với 8 nhóm ngôn ngữ gồm: Hán; Môn – Khmer; Kađai; Tạng – Miến; Nam Đảo; H’Mông – Dao; Việt – Mường; Tày – Thái.

Văn hoá - Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk (Hình 4).

Du khách đến thăm quan, tìm hiểu về trang phục của từng dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Văn hoá - Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk (Hình 5).

Trang phục truyền thống của các dân tộc còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, tồn tại và phát triển qua quá trình lao động, sáng tạo.

Văn hoá - Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk (Hình 6).

Trang phục dân tộc Ba Na, Mảng, Kháng.

Văn hoá - Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk (Hình 7).

Trang phục cưới của dân tộc Khmer.

Văn hoá - Tôn vinh các giá trị trang phục, văn hóa 49 dân tộc ở Đắk Lắk (Hình 8).

Triển lãm cũng nhằm khơi dậy lòng tự hào về di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Việc tổ chức trưng bày chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk” nhằm hưởng ứng Lễ hội cà phê lần thứ 8, năm 2023. Qua đó, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, khơi dậy lòng tự hào về di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Khánh Ngọc