Trung Quốc từng bán một quả vải thiều với giá lên tới 1,8 tỷ đồng: Lý do bất ngờ

Admin
Loại nông sản đặc biệt này của Trung Quốc có giá lên tới 1,8 tỷ đồng/quả, hàng loại 2 cũng phải vài triệu 1 cân.

Vải thiều là loại trái cây phổ biến ở nhiều quốc gia. Từ xa xưa, nó đã được coi là món ăn được các vua chúa ưa thích.

Trung bình, vải thiều thường có mức giá giao động khoảng vài chục nghìn/kg. Tuy nhiên ở Trung Quốc, cụ thể là ở khu vực Tăng Thành, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, có một giống vải cực kỳ đắt đỏ, có tên là vải “gia lục”.

Trung Quốc từng bán một quả vải thiều với giá lên tới 1,8 tỷ đồng: Lý do bất ngờ - Ảnh 1.

Vải gia lục có màu đỏ và giữa thân có một đường màu xanh lá cây. Khi ăn có vị ngọt thanh, mọng nước, thịt quả giòn và hạt rất bé.

Nó là một trong những loại vải thiều đắt nhất thế giới và được ví von như “bảo vật” của nơi này. Theo tờ Sohu, Tăng Thành có khoảng 10 vườn vải gia lục với hàng nghìn cây và cho ra những quả vải chất lượng tốt.

Khi nhắc đến loại quả này, không thể không kể đến buổi đấu giá vào năm 2002 khi một quả vải gia lục cao cấp đã được bán với mức giá không tưởng: 550.000 NDT/quả (hơn 1,8 tỷ đồng).

Tổng doanh thu của cuộc đấu giá đó đã lên tới 1,315 triệu NDT (hơn 4,3 tỷ đồng). Được biết, chúng có mức giá như vậy là bởi đây là những quả vải được trồng từ cây mẹ.

Trung Quốc từng bán một quả vải thiều với giá lên tới 1,8 tỷ đồng: Lý do bất ngờ - Ảnh 2.

Nếu là những cây con được cấy ghép, giá vải gia lục sẽ rẻ hơn, giao động khoảng 1.049 NDT/kg (khoảng 3,5 triệu đồng/kg). Còn những giống thuộc thế hệ 3, thế hệ 4 về sau sẽ có giá khoảng 200-300 NDT/kg (600.000 đồng-1 triệu đồng/kg).

Theo Sohu, những cây vải thiều gia lục ở Tăng Thành được trông nom bởi đội ngũ nhân viên lành nghề, có người phụ trách canh gác ban đêm để tránh có người trộm hoặc phá hoại.

Lý do có giá đắt đỏ và được bảo vệ nghiêm ngặt như vậy là bởi những cây vải này có giống vô cùng quý hiếm. Vào thời nhà Thanh, nó là cống phẩm được dâng cho Hoàng đế thưởng thức. Người xưa cũng ngợi khen gia lục là vua của các lọai vải.

Chưa hết, hiện tại chỉ còn một cây mẹ và cho ra số lượng quá rất ít nên thường sẽ chỉ được đấu giá. Số vải trên thị trường đa phần đến từ những cây thế hệ con.

Tham khảo Sohu