Một người phụ nữ tên Liang ở Quảng Tây (Trung Quốc) đã trở thành nạn nhân của lừa đảo. Cô vừa gửi tiết kiệm 5 triệu NDT (tương đương khoảng 17 tỷ đồng) nhưng chỉ trong vòng nửa giờ số dư chỉ còn 50.000 NDT (khoảng 171 nghìn đồng).
Cụ thể, người phụ nữ và chồng ở Quảng Tây (Trung Quốc) đã làm việc chăm chỉ gần hết cuộc đời và tiết kiệm được tổng cộng 5 triệu USD. Họ muốn gửi tiền vào ngân hàng để có khoản tiền lãi nhất định trong những năm sau này và chi tiêu tuổi già một cách thoải mái.Do đó, cả hai bắt đầu hỏi xem ngân hàng nào có lãi suất cao nhất.
Sau khi một người bạn của người phụ nữ biết được nhu cầu của cô, anh ta đã chủ động giới thiệu bạn mình với người phụ nữ. Bạn của cô nói rằng, người bạn này của anh ấy tên Wang là nhân viên của một ngân hàng và có thể giúp cô Liang tạo một tài khoản tiết kiệm với một mức lãi suất rất ưu đãi.
Cô Liang nghe vậy liền nghĩ thầm, có chuyện tốt như vậy sao, thật ấm lòng. Vì tin tưởng bạn mình, người phụ nữ không nghi ngờ tính xác thực của sự việc nên kết bạn WeChat với người đàn ông tên Wang. Sau khi làm theo hướng dẫn của người đàn ông tên Wang, cô Liang đã mở tài khoản tiết kiệm và chuyển 5 triệu NDT vào tài khoản.
Sau khi chuyển tiền vào tài khoản thành công, người đàn ông tên Wang mới gửi một đường link đánh giá chất lượng dịch vụ cho cô Liang. Vì thấy người đàn ông này rất nhiệt tình nên cô lập tức nhấp vào đường link để đánh giá 5 sao.
Tuy nhiên, ngay khi cô nhấp vào đường link, điện thoại cô bất ngờ đơ vài giây, sau đó lại hoạt động bình thường. Cô chẳng nghi ngờ gì và 30 phút sau, cô bất ngờ nhận thông báo đã có hơn 4,9 triệu NDT bị chuyển đi.
Cô hốt hoảng liên hệ với người đàn ông tên Wang nhưng ko thể liên lạc được. Sau đó, cô liên hệ tới ngân hàng và thông báo rằng mình bị mất tiền một cách vô lý. Sau khi nghe cô Liang trình bày, ngân hàng lập tức mời cô lên trụ sở làm việc. Điều đáng chú ý hơn, khi cô và chồng đến trụ sở ngân hàng thì lập tức bị cảnh sát đưa đến đồn cảnh sát làm việc.
Cảnh sát Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, ngân hàng tại địa bàn gọi điện thông báo có dấu hiệu lừa đảo tại ngân hàng của họ. Hơn nữa, ngân hàng cho biết mọi thủ tục của họ đều đúng quy định thì tự nhiên xuất hiện một cặp vợ chồng nói rằng mất tiền vô cớ.
Sau khi lấy lời khai từ cô Liang, cảnh sát Quảng Tây (Trung Quốc) đã giữ điện thoại của cô để kiểm tra. Cảnh sát phát hiện ra rằng người đàn ông tên Wang này là lừa đảo, đường link đánh giá chất lượng dịch vụ mà anh ta gửi cho cô có gắn mã độc.
Cô Liang bàng hoàng, cô nói rằng anh Wang là bạn của bạn cô nên cô không đề phòng gì. Ngay khi bạn của cô Liang bị triệu tập lấy lời khai, cảnh sát phát hiện ra rằng cô Liang đã kết bạn WeChat với người giả mạo anh Wang thật.
Chính vì vậy, khi làm theo yêu cầu của tên lừa đảo, mã độc xâm chiếm điện thoai, chiếm quyền kiểm soát và lấy đi những thông tin quan trọng của điện thoại. Cảnh sát cho biết, một thủ thuật của những hacker khi cài phần mềm độc hại đến thiết bị luôn nhằm mục đích cố gắng phát tán nó càng nhiều càng tốt. Các mã độc khi được cài vào máy có thể được cấp quyền truy cập vào danh sách liên hệ của bạn bao gồm email, số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
Khi thấy điện thoại có dấu hiệu bất thường như tốn pin hơn bình thường, máy chạy chậm hơn.... do lỡ nhấp vào link lạ thì cần tìm đến cơ quan chức năng để được kiểm tra. Đặc biệt, khi mọi người khi gửi tiền và thấy khoản tiền có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho cơ quan gần nhất để được giải quyết kịp thời.
Qua trường hợp của cô Liang, cảnh sát lưu ý tất cả mọi người cần cài đặt phần mềm diệt virus cho thiết bị điện tử của mình.