50 năm xây dựng siêu dự án nhưng không được, một nước nhờ công nghệ Trung Quốc giúp và chỉ 3 năm đã hoàn thành

Admin
Một nước Trung Á muốn xây dựng một đường hầm trong suốt 50 năm những thất bại. Cuối cùng, nước này nhờ Trung Quốc giúp đỡ và hoàn thành chỉ trong 3 năm.

Ngày nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu công nhận công nghệ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và mời Trung Quốc giúp họ xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng khác nhau. Điển hình như Uzbekistan, một quốc gia nằm ở Trung Á, từng mời Trung Quốc giúp xây dựng Đường hầm Kamchik, được cho là một trong những đường hầm khó xây dựng nhất thế giới.

Uzbekistan đã bắt đầu lên kế hoạch xây dựng nó từ 50 năm trước, tuy nhiên đã 50 năm trôi qua đất nước này vẫn chưa thể thực hiện được. Theo đó, Uzbekistan đã nhờ tới sự giúp đỡ của Trung Quốc và dự án này đã hoàn thành chỉ 3 năm. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 563 triệu USD.

Trên thực tế, Đường hầm Kamchik không chỉ giúp Uzbekistan phát triển nền kinh tế mà còn mở đường cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc phát triển ở Trung Á. Đường hầm Kamchik nằm trên tuyến đường sắt Ampat ở Uzbekistan.

Trước khi việc xây dựng tuyến đường sắt này hoàn thành, không có kết nối trực tiếp giữa phía đông và phía tây của Uzbekistan. Chính vì vậy người dân muốn đi từ phía đông sang phía tây rất khó khăn. Giao thông phức tạp như vậy đã gây trở ngại rất lớn cho sự phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy, sau nhiều năm phát triển kinh tế, đất nước này quyết tâm xây dựng kết nối trực tiếp giữa phía đông và phía tây bằng việc xây dựng Đường sắt Ampat và mở đường hầm Kamchik.

Trên thực tế, việc xây dựng Đường sắt Ampat và mở đường hầm Kamchik không đơn giản. Đường hầm Kamchik dài 19 km và gần 10 km đi qua vùng hoạt động địa chất mạnh nên rất khó để xây dựng. Nhưng Trung Quốc đã vượt lên thách thức và chỉ mất 900 ngày để mở đường hầm mà Uzbekistan mong muốn xây dựng trong nhiều năm.

Để giải quyết vấn đề sạt lở đá trong quá trình xây dựng, Trung Quốc đã đặc biệt phát triển một công trình địa chất mới. Công nghệ này ứng dụng trí tuệ nhân tạo, có thể giám sát chặt chẽ môi trường khu vực trong đường hầm, đánh giá khả năng xảy ra sự cố sạt lở đá dựa trên các dữ liệu đo lường.

Sau khi phân tích các thông số, công nghệ này sẽ nhắc nhở các kỹ sư tránh xây dựng ở những khu vực có khả năng xảy cao ra sự cố, từ đó bảo vệ an toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình. Nhờ công nghệ này, khi đội kỹ sư Trung Quốc xây dựng tạo vùng hoạt động địa chất dài 10 km này, không hề có một sự cố nào xảy ra.

Cuối cùng, sau nhiều năm xây dựng, Trung Quốc đã hoàn thành công trình này khiến người dân Uzbekistan rất phấn khởi.

Nguồn: BiliBili.com