Ghi nhận trên thị trường ngày 14/10 cho thấy,
Người dân tại một xã huyện Diễn Châu, Nghệ An vừa tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả châu Phi.
Theo ông Đoán, ngoài nhu cầu tiêu thụ thấp do ảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế khó khăn, năm nay
Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát trở lại ở nhiều địa phương
Ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Thú y, Bộ NN&PTNT - cho biết, nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại chủ yếu là do công tác quản lý và chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học chưa được chú trọng.
Theo ông Long, đến nay Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi nhưng các địa phương và người chăn nuôi chưa tổ chức triển khai đúng nội dung theo sự chỉ đạo về chăn nuôi an toàn sinh học. Ngoài ra Bộ NN&PTNT đã chính thức cho phép sử dụng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng các địa phương chưa đẩy mạnh và tăng tỷ lệ tiêm phòng.
“Từ nay đến cuối năm, nguy cơ dịch bệnh sẽ tiếp tục xảy ra nếu các địa phương, đặc biệt là những nơi phát triển về chăn nuôi không quan tâm, không triển khai có hiệu quả kịp thời các giải pháp mà Chính phủ và Bộ NN&PTNT đưa ra. Dự kiến sang tuần sau, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc để quán triệt công tác phòng chống dịch, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi” - ông Long nói.
Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, cần khẩn trương đẩy mạnh tiêm vắc xin ngừa dịch tả lợn châu Phi, đồng thời chăn nuôi an toàn để xây dựng theo chuỗi không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà hướng tới xuất khẩu.
Đối với những lo ngại về nguy cơ thiếu thịt lợn dịp cuối năm do các hộ chăn nuôi ngại tái đàn vì lo dịch bệnh, người đứng đầu Cục Thú y khẳng định, Việt Nam có tổng đàn lợn trên 27 triệu con, đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.