Nếu thành công, đề xuất này có thể thiết lập luật riêng tư tương đương của Mỹ với luật riêng tư mang tính bước ngoặt của Liên minh Châu Âu được gọi là Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) và kiếm soát những gì mà những người ủng hộ quyền riêng tư cho là không gian vô luật pháp và không bị quản lý, nơi dữ liệu cá nhân của người Mỹ có thể quá dễ dàng được chia sẻ và bán cho người trả giá cao nhất.
Thỏa thuận được đề xuất sẽ tạo ra một tiêu chuẩn liên bang duy nhất, chưa từng có về quyền riêng tư kỹ thuật số ở Mỹ và phản ánh một bước đột phá đáng kể sau nhiều năm đàm phán bị đình trệ giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Nhưng nó cũng có thể hủy bỏ một số luật về quyền riêng tư cứng rắn nhất của các bang trên toàn quốc, chẳng hạn như ở California.
Thỏa thuận này được đưa ra khi dữ liệu cá nhân ngày càng trở thành huyết mạch của nền kinh tế hiện đại và khi các công ty trí tuệ nhân tạo đang chạy đua để thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt để đào tạo các mô hình AI phức tạp có thể thay đổi xã hội.
Vào cuối tuần vừa rồi, các nhà lập pháp có liên quan - Thượng nghị sĩ Washington Maria Cantwell của Đảng Dân chủ - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện; và Hạ nghị sĩ Washington Cathy McMorris Rodgers, đảng viên Đảng Cộng hòa đứng đầu Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện - đã công bố một đề xuất mà họ cho biết sẽ trả lại quyền kiểm soát đối với dữ liệu cá nhân cho người tiêu dùng Mỹ.
Dự thảo thảo luận, được phát hành vào cuối tuần qua nhưng chưa được chính thức ban hành thành luật, bao gồm các nhà môi giới dữ liệu, nền tảng công nghệ, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và hầu như mọi loại hình tổ chức khác mà người dùng Internet có thể tương tác hàng ngày, ngoại trừ của các doanh nghiệp nhỏ và các nhà thầu chính phủ.
Đạo luật về quyền riêng tư của Mỹ do các nhà lập pháp đề xuất sẽ cấm chuyển dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người Mỹ cho bên thứ ba - bao gồm lịch sử định vị địa lý, dữ liệu tài chính, thông tin sinh trắc học, lịch và nhật ký điện thoại - trừ khi người dùng đưa ra sự chấp thuận rõ ràng đối với dữ liệu hoặc việc chia sẻ được thực hiện cho một trong một số mục đích cụ thể được dự luật cho phép, chẳng hạn như ngăn chặn gian lận.
Nó sẽ cho phép người dùng từ chối hoàn toàn quảng cáo được nhắm mục tiêu và yêu cầu các công ty chỉ thu thập đủ dữ liệu khi họ cần để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Và nó sẽ đảm bảo cho người Mỹ có quyền yêu cầu các bản sao dữ liệu của họ, sửa nó hoặc thậm chí xóa nó khỏi hồ sơ của công ty.
Và, nhằm xoa dịu mối lo ngại ngày càng tăng về việc liệu dữ liệu cá nhân của người Mỹ có thể bị các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc và Nga tiếp cận hay không, luật pháp sẽ yêu cầu các công ty tiết lộ cho người tiêu dùng Mỹ biết liệu thông tin của họ có thể được gửi đến, lưu trữ hoặc xử lý ở một trong các quốc gia này hay không. Các quan chức Mỹ đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc liệu chính phủ Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu người dùng TikTok hay không, nhưng sự việc không dừng lại ở đó: Chính quyền Tổng thống Biden và các nhà lập pháp Mỹ cũng nhấn mạnh các nhà môi giới dữ liệu là một cách tiềm năng khác để chính phủ nước ngoài lấy được dữ liệu cá nhân của người Mỹ.