Công trường bị phong tỏa nghiêm ngặt suốt 40 năm để đào khối quặng màu vàng khổng lồ, kho báu 2,5 tỷ USD xuất hiện, công nghệ cao được đưa vào

Admin
Công nghệ cao được đưa vào để khai thác kho báu 2,5 tỷ USD.
Công trường bị phong tỏa nghiêm ngặt 40 năm để đào khối quặng màu vàng khổng lồ, kho báu 2,5 tỷ USD xuất hiện, công nghệ cao được đưa vào- Ảnh 1.

Vào năm 2014, dự án thăm dò tích hợp quặng đa kim vàng đã nằm ở một khu vực rộng lớn tại phía tây huyện Tongbai, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) được thúc đẩy mạnh mẽ. Sau đó, vào năm 2016, Sở Đất đai và Tài nguyên tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã phát hiện một khối quặng có chứa vàng rất lớn, với hàm lượng vàng khoảng 105 tấn. Theo ước tính của các nhà địa chất tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), mỏ vàng sẽ có giá trị 18,4 tỷ NDT (khoảng 2,5 tỷ USD). 

Đặc biệt, dự kiến công trường sẽ bị phong tỏa trong 42 năm để khai quật bằng được khối quặng vàng khổng lồ này. Nguyên nhân tốn nhiều thời gian khai thác do mỏ vàng này rất khác với những mỏ vàng trước đây. Thực tế, vàng trong các mỏ vàng này tồn tại ở dạng hạt. Các hạt vàng này nhỏ và bị chặn bởi các khoáng chất mờ đục khác, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Hơn nữa, mỏ vàng này có vàng ẩn trong các mạch thạch anh nên việc khai thác khá khó khăn. Chính vì vậy, việc khai thác mỏ vàng này đòi hỏi các chuyên gia phải tìm ra những tảng đá có chứa vàng trước tiên. Sau đó, những tảng đá này sẽ được đưa qua công nghệ tách vàng.

Thực tế, vàng có độ dẻo, tính dẫn điện và nhiệt tốt, khả năng chống ăn mòn cao nên đã trở thành sự lựa chọn vật liệu tốt nhất cho các dây dẫn và điểm tiếp xúc khác nhau trong các sản phẩm điện tử. Dây liên kết trong chip cao cấp, dây kết nối chip silicon với chân cắm thường được làm bằng vàng.

Về công nghệ, đầu tiên, để xác định chính xác mỏ vàng ở đâu, Trung Quốc đã sử dụng thiết bị thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo có độ chính xác hơn 90% trong việc xác định vị trí các mỏ kho báu.

Với sự thúc đẩy nghiên cứu công nghệ mạnh mẽ, một nhóm nghiên cứu đã chế tạo thiết bị sử dụng AI có thể tự động xử lý gần như tất cả dữ liệu thô do vệ tinh và các phương tiện khác thu thập nhằm xác định vị trí mỏ kho báu.

Cùng với đó, để đào sâu vào lòng đất khai thác kho báu khoáng sản, Trung Quốc đã phải thực hiện một loạt các phép tính phức tạp và sự hỗ trợ của máy móc để khai thác. Quốc gia này đã phải sử dụng công nghệ thuật toán để xây dựng bản đồ địa chất tương ứng và ứng dụng triệt để công nghệ deep learning để tính toán địa chất, phân tích các mỏ vàng. Hơn nữa, các công nghệ như Earth AI (chụp ảnh từ xa để phân tích các mỏ khoáng sản), công nghệ phân tích bằng AI cũng được ứng dụng triệt để.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tích hợp các công nghệ gồm có hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ phát hiện địa hóa… trong thăm dò. Các công nghệ này được đưa vào sử dụng để đánh giá chính xác các loại khoáng sản từ việc phân tích nhiều yếu tố như nền tảng địa chất, đặc điểm trữ lượng khoáng sản và đặc điểm địa hóa.

Ngoài ra, để khai thác kho báu vàng, Trung Quốc đã sử dụng chiếc máy khoan hạng nặng, sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm. Nhờ đó, máy khoan này không chỉ để đào đất đá mà còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau xung quanh môi trường mỏ kho báu tài nguyên.