Dấu hiệu kết thúc của Facebook: Mark Zuckerberg liên tục copy đối thủ, khiến 3 tỷ người dùng cảm thấy ngày càng nhàm chán

Admin
Với 3 tỷ người dùng hoạt động, Facebook đã đạt tới điểm bão hoà.

Tờ Inc mở đầu bài viết nhận định rằng, có một điều dường như chắc chắn sẽ thành sự thật đó là nếu có một ứng dụng mạng xã hội mới nổi nào ra đời, nhà sáng lập Facebook là Mark Zuckerberg sẽ tìm cách sao chép ngay lập tức và tích hợp chúng vào các ứng dụng của mình. Ví dụ điển hình là khi công ty đạo nhái Snapchat chức năng Stories của Snapchat cho Facebook và Instagram. Năm 2021, công ty này cho ra mắt Reels, sản phẩm đạo nhái TikTok.

2 ví dụ mới nhất đặc biệt thú vị. Tuần trước, Meta tuyên bố họ ra mắt dịch vụ trả phí cho phép người dùng có tick xanh. Chuyện không có gì đáng nói nếu như ý tưởng này không giống với dịch vụ mà Twitter ra mắt vào năm ngoái. Tiếp theo, nguồn tin tiết lộ rằng Meta cũng đang sao chép đối thủ BeReal bằng sản phẩm có tên gọi Roll Call.

Với dịch vụ tick xanh, Meta nói rằng nội dung đăng bởi những người trả phí sẽ được “tăng hiển thị và độ tiếp cận”. Những tài khoản này cũng nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ nhân viên – điều rất lạ bởi trước nay Facebook hầu như không có đội hỗ trợ khách hàng cho người dùng. Thậm chí các khách hàng doanh nghiệp vốn trả tiền quảng cáo trên Facebook và Instagram cũng phàn nàn rằng nền tảng này rất tệ trong việc cung cấp dịch vụ khách hàng.

Có khá nhiều điều cần phải nói ở đây. Trên thực tế, 2 ví dụ kể cho thấy một sự thật là Meta đang ở điểm mà họ dường như không còn biết mình muốn trở thành gì. Có một vấn đề là, với 3 tỷ người dùng hoạt động, công ty này đã đạt tới điểm bão hoà. Và nếu thời điểm này Meta không thể biết mình muốn trở thành ai, mục tiêu là gì, thì sẽ có thể sẽ là quá muộn với họ.

Thậm chí, tờ Inc còn nhận định, 2 ví dụ kể trên là chỉ báo tốt cho thấy đây có thể là điểm kết thúc của Facebook.

Đầu tiên là dịch vụ trả phí tick xanh. Theo như Zuckerberg, họ cung cấp dịch vụ này là để “nâng cao xác minh và an toàn trên toàn dịch vụ”. Nhưng trên thực tế, Facebook và Instagram đã cung cấp dịch vụ này từ trước. Và nếu sự xác minh là quan trọng với nền tảng, vậy tại sao họ không cung cấp cho tất cả mọi người. Rõ ràng, Meta chỉ đang “lươn lẹo” và muốn biến đây thành nguồn doanh thu mới.

Chưa kể, đây thực sự không phải là suy nghĩ của Meta. Công ty này kỳ vọng mọi người sẽ trả tiền cho tick xanh đi kèm với lợi ích như tăng tương tác và mật độ bài viết bằng thuật toán. Vấn đề này rõ ràng chẳng liên quan gì tới vấn về xác nhận hay an toàn. Meta đang đặt cược rằng mọi người sẽ sẵn sàng trả tiền để nội dung của họ được hiển thị với nhiều người hơn.

Dĩ nhiên, sẽ có người chấp nhận làm điều đó. Đó là lý do tại sao mọi người trả tiền để tăng tương tác bài đăng trực tiếp. Một số chuyên gia còn dự đoán rằng dịch vụ tick xanh sẽ mang về 2 tỷ USD 1 năm cho Meta. Nhưng câu hỏi đặt ra là cái giá của việc này là gì?

Câu trả lời hiển nhiên là rằng Meta sẽ đánh mất mục đích thật sự của các nền tảng của họ. Facebook là cỗ máy kiếm tiền chính là bởi họ cung cấp kết nối với mọi người mà họ biết và quan tâm trong thế giới thực. Đó là nơi bạn có thể gia nhập những hội nhóm và giữ kết nối. Việc cung cấp dịch vụ trả phí tick xanh để tăng tương tác bằng thuật toán đề xuất nội dung hoàn toàn đi ngược lại với cốt lõi hoạt động này.

Cũng dễ hiểu khi Facebook buộc phải tìm cách kiếm nhiều tiền hơn khi mà mảng quảng cáo trở nên khó khăn. Bước đi của Apple khi yêu cầu các nhà phát triển có sự cho phép trước khi ứng dụng của họ có thể theo dõi người dùng có nghĩa là Meta sẽ không thể kiếm tiền nhờ những quảng cáo được cá nhân hóa với một tỷ lệ lớn người dùng iPhone. Tờ Inc nhận định, “thu phí tick xanh dường như là cách nhanh nhất để huỷ hoại nền tảng và cho người dùng lý do để rời đi”.

Việc Meta sao chép đối thủ, tạo ra sản phẩm BeReal là một ví dụ khác cho thấy công ty này rõ ràng không biết tại sao mọi người lại dùng Facebook và Instagram. Dĩ nhiên, kế hoạch của công ty là sao chép mọi tính tăng thú vị của bất kỳ ứng dụng nào để đảm bảo không ai có lý do để dùng cái khác. Nhưng vấn đề là, khi bắt chước quá nhiều, người dùng sẽ bắt đầu hoài nghi, không hiểu nền tảng này hoạt động vì điều gì.

Với Meta, thứ mới mẻ dường như là vũ trụ ảo. công ty đã dành cả năm ngoái để nói về việc xây dựng thứ mà họ tin sẽ là nền tảng cạnh tranh lớn tiếp theo. Họ thậm chí đổi tên từ Facebook thành Meta vì dự án này.

Nếu thành công, công ty sẽ cần phải đổi mới. Sao chép mọi thứ của đối thủ rõ ràng không phải đổi mới. Làm như vậy rất nhàm chán. Việc này rõ ràng thiếu tính hấp dẫn hơn xây dựng một thứ mới mẻ tiếp theo. Đây không phải là điều tốt mà Meta nên làm.

Nguồn: Inc