Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng

Admin
Tại lễ hội đền Bạch Mã, trò chơi vật cù với sự tham gia của những chàng trai làng lực lưỡng luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và du khách.
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng Trong Lễ hội Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vật cù là một trong những trò chơi truyền thống hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương. Theo đó, đền Bạch Mã được xem là 1 trong 4 ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Lễ hội đã thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương trong và ngoài địa bàn về tham dự. Ngoài các nghi thức cúng tế, rước lễ, lễ hội đền Bạch Mã còn có nhiều trò chơi dân gian thu hút người dân về theo dõi như: Vật cù, kéo co, bóng chuyền, đập niêu...
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng (Hình 2). Theo đó, cứ vào mồng 9, 10 tháng 2 Âm lịch hàng năm, lễ hội Bạch Mã được tổ chức. Vật cù là trò chơi dân gian độc đáo trong chuỗi hoạt động của lễ hội. Trò chơi nay được diễn ra tại bãi cát rộng khoảng 400 m2 ngay dưới sân đền.
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng (Hình 3). Phần thi vật cù diễn ra trên bãi đất trống rộng. Hai đội đại diện cho 2 xã tham dự thi đấu, mỗi đội có 7 vận động viên. Những người thi đấu là những thanh niên trai tráng hoặc những người khỏe mạnh và có kinh nghiệm trong thi đấu vật cù ở những năm trước. Họ cởi trần, thắt dây lưng màu đỏ và xanh để phân biệt. Trước trận đấu, trọng tài Nguyễn Trọng Tân, 70 tuổi sẽ kiểm tra và yêu cầu người tham gia không để móng tay để tránh làm bị thương đội bạn.
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng (Hình 4). Cù để thi đấu là một vật hình tròn, nặng khoảng 1 yến. Theo ông Tân, cù được đẽo từ gốc cây chuối sứ (chuối hột). Cù phải được làm từ là gốc chuối già tầm 3-4 năm tuổi, như vậy mới có độ cứng, nhiều nhựa và độ liên kết cao, không vỡ trong quá trình các "cù thủ" tranh cướp.
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng (Hình 5). Người chơi phải ôm được quả cù đem về phía lỗ của đối phương, đồng thời phải tránh được sự truy cản của đội còn lại. Theo luật chơi, quả cù không được quá ngang đầu để đảm bảo an toàn.
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng (Hình 6). Các vận động viên cố gắng tranh cướp nhau quả cù rồi ném vào hố ở phần sân đội bạn sẽ ghi 1 điểm. Cuộc thi diễn ra 2 hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Đội nào ghi nhiều bàn thắng hơn sẽ giành chiến thắng.
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng (Hình 7). Mặc dù tranh chấp quyết liệt nhưng các "cù thủ" của hai đội thi đấu với tinh thần thượng võ, đoàn kết, hoàn toàn không có sự ăn thua, cống hiến cho khán giả những trận cười sảng khoái. 
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng (Hình 8). Lễ hội đền Bạch Mã đã thu hút cả vạn người về tham dự, theo dõi các trò chơi dân gian và cổ vũ cho các đội thi đấu.
Văn hoá - Kịch tính những pha tranh quả cù nặng cả yến của trai làng lực lưỡng (Hình 9). Đội nào ném được quả cù làm bằng của chuối, nặng 10kg vào hố ở phần sân đối thủ nhiều hơn trong thời gian thi đấu sẽ giành chiến thắng. Theo lịch sử ghi chép để lại, trò vật cù gắn với hình thức tuyển binh của tướng Phan Đà, một vị tướng thời nhà Lê được thờ trong đền Bạch Mã. Khi được Bình Định Vương Lê Lợi giao trọng trách tuyển mộ binh lính, tướng Phan Đà đã tổ chức thi vật cù để chọn ra các trai đinh khỏe mạnh, dẻo dai, mưu lược... Ngày nay, vật cù trở thành một nét độc đáo tại lễ hội đền Bạch Mã.