Một mặt hàng của Việt Nam được người dân quốc gia châu Phi cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng 45 lần trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới

Admin
Đây là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới.
Một mặt hàng của Việt Nam được người dân quốc gia châu Phi cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng 45 lần trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 7 đã mang về hơn 3,2 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, hàng dệt, may đã thu về hơn 19,04 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Xét về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong 7 tháng đầu năm thu về 8,46 tỷ USD, giảm 37,5% so với cùng kỳ và chiếm 44,4% thị phần trong cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Tuy nhiên xét về tăng trưởng, một quốc gia châu Phi đang chứng kiến mức tăng mạnh nhất trong kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với mức tăng trưởng 4.492%. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm xuất khẩu hàng dệt may sang Mozambique thu về hơn 13,4 triệu USD, tăng 4.492% và gấp 45 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Một mặt hàng của Việt Nam được người dân quốc gia châu Phi cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng 45 lần trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới - Ảnh 2.

Trong cả năm 2022, xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia châu Phi đạt 343.861 USD, như vậy có thể thấy kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm đã gấp đến 39 lần so với cả năm 2022 cộng lại.

Mặc dù chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường tuy nhiên tỷ trọng của hàng dệt, may xuất sang Mozambique chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ - chưa đến 1% trong cơ cấu xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023.

Về xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam, trong năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, duy trì vị trí thứ 3 thế giới sau Trung Quốc, Bangladesh. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam đứng thứ hai sau Bangladesh, với mức tăng 10,5-11%. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 66 quốc gia, vùng lãnh thổ với từ 47-50 các mặt hàng khác nhau.

Kể từ cuối quý 3/2022, ngành dệt, may của Việt nam bắt đầu gặp khó khăn và mức sụt giảm kéo dài đến nay do xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Dự báo tổng cầu dệt may thế giới năm 2023 sẽ tiếp tục giảm khoảng 8% xuống còn 700 tỷ USD (thấp hơn tổng cầu năm 2020 xảy ra dịch Covid – 19), sau khi đã giảm 6% trong năm 2022 và xu hướng cầu thấp được dự báo vẫn tiếp diễn trong năm 2024.

Theo “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, dự kiến kim ngạch xuất khẩu bình quân sẽ tăng từ 5% - 6%/năm trong giai đoạn đến năm 2030 (năm 2030 dự kiến 68 - 70 tỷ USD); tăng từ 2-3%/năm trong giai đoạn từ 2031 đến 2045 (năm 2045 đạt khoảng 95 - 100 tỷ USD). Dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2023 có thể đạt mức 40 tỷ USD, giảm 9 – 10% so với năm 2022.