Một nước Nam Á tăng tới 1,3% GDP nhờ công trình được Trung Quốc xây giúp: Phần móng nằm ở độ sâu kỷ lục 122m, có thể chịu động đất mạnh 9 độ richter

Admin
Công trình được coi là một kỳ công kỹ thuật bởi Padma là con sông nguy hiểm và khó lường chỉ sau sông Amazon của Nam Mỹ.
Một nước Nam Á tăng tới 1,3% GDP nhờ công trình được Trung Quốc xây giúp: Phần móng nằm ở độ sâu kỷ lục 122m, có thể chịu động đất mạnh 9 độ richter
 - Ảnh 1.

Tháng 6 năm ngoái, Bangladesh đã khánh thành Padma – cây cầu dài 6,51km bắc qua con sông cùng tên và có tổng chi phí xây dựng ước tính 3,6 tỷ USD. Sau khi đi vào hoạt động, cây cầu đã giúp việc di chuyển giữa Thủ đô Dhaka và cảng biển lớn thứ hai Bangladesh là Mongla trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Cầu Padma giúp kết nối ít nhất 21 quận ở các khu vực miền Nam và Tây Nam Bangladesh kém phát triển, giúp giảm thời gian di chuyển từ những khu vực này đến thủ đô Dhaka từ 7 đến 8 giờ xuống chỉ còn 10 phút. Ngoài việc là cây cầu dài nhất Bangladesh, Padma còn là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hằng, xét về cả số nhịp cầu và tổng chiều dài.

Cây cầu do tập đoàn kỹ thuật đường sắt MBEC của Trung Quốc phụ trách xây dựng với sự tham gia của 4.000 kỹ sư Trung Quốc và Bangladesh. Công trình được coi là một kỳ công kỹ thuật bởi Padma là con sông nguy hiểm và khó lường chỉ sau sông Amazon của Nam Mỹ.

Một nước Nam Á tăng tới 1,3% GDP nhờ công trình được Trung Quốc xây giúp: Phần móng nằm ở độ sâu kỷ lục 122m, có thể chịu động đất mạnh 9 độ richter
 - Ảnh 2.

Cây cầu Padma (Ảnh: Tribune).

Phần móng của cầu Padma hiện giữ kỷ lục với cọc thép bán kính 3m được đặt ở độ sâu dưới mặt nước lên tới 122m – tương đương chiều cao của một tòa nhà 40 tầng. Những cọc thép khổng lồ giúp cây cầu chống lại gần như mọi tác động của bên ngoài, từ dòng chảy của con sông, hoạt động di chuyển của tàu thuyền cho đến thiên tai. Theo Decode, chưa cây cầu nào trên thế giới có phần cọc thép lớn và được đóng sâu như vậy.

Trong quá trình thi công, MBEC đã sử dụng GPS để xác định hướng dòng chảy và tính chất của dòng sông. Công nghệ này cũng giúp việc đóng cọc trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, hình ảnh về sự thay đổi dòng chảy của sông trong quá trình thiết kế cầu được thực hiện bằng hình ảnh vệ tinh.

Một kỷ lục khác mà cầu Padma nắm giữ là khả năng chịu lực lên tới 10.000 tấn. Đến nay, thế giới cũng chưa có cây cầu nào sở hữu khả năng chịu lực như vậy. Các kỹ sư của dự án cho biết cây cầy có thể chịu được trận động đất mạnh tới 9 độ richter.

Ngoài cơ sở hạ tầng, cầu Padma còn được trang bị một số công nghệ hiện đại khác. Hệ thống camera quan sát độ phân giải cao hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) được lắp đặt đưa cây cầu vào hệ thống quản lý giao thông nâng cao, giúp kiểm soát hoạt động và quản lý cây cầu tại phòng điều khiển.

Một nước Nam Á tăng tới 1,3% GDP nhờ công trình được Trung Quốc xây giúp: Phần móng nằm ở độ sâu kỷ lục 122m, có thể chịu động đất mạnh 9 độ richter
 - Ảnh 3.

Các phương tiện di chuyển qua cầu Padma (Ảnh: CGTN).

Khả năng nhận biết biển số, đặc điểm và tốc độ của những chiếc xe di chuyển qua cầu của hệ thống được sử dụng để thu phí tự động. Hàng chục trạm thu phí thông minh đã được thiết lập trên cầu nhằm mục đích giảm bớt tắc nghẽn giao thông. Ban quản lý cầu Padma cho biết các phương tiện đã đăng ký sẽ được robot camera phát hiện và phí cầu đường sẽ được trừ tự động khi xe đến gần trạm thu phí.

Đến thời điểm hiện tại, cầu Padma là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất và thách thức nhất trong lịch sử Bangladesh. Theo Bộ Giao thông đường bộ và Cầu đường Bangladesh, tổng cộng 5,67 triệu phương tiện đã di chuyển qua cầu Padma từ tháng 6 năm ngoái đến tháng 6 năm nay. Các nhà kinh tế dự báo công trình trên sẽ giúp tăng GDP của Bangladesh thêm 1,3% mỗi năm và giúp giảm bớt tình trạng đói nghèo tại quốc gia này.