Thành công giúp công ty bảo vệ 9,5 tỷ đồng suýt bị lừa đảo, nữ kế toán báo sếp thì bị cảnh cáo

Admin
Nữ kế toán suýt biến mình thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến vì một hành động nhiều người mắc phải.
Thành công giúp công ty bảo vệ 9,5 tỷ đồng suýt bị lừa đảo, nữ kế toán báo sếp thì bị cảnh cáo- Ảnh 1.

Cảnh sát Tây Ninh (Trung Quốc) cho biết nhận được cuộc gọi điện thoại xin ý kiến tư vấn từ một nữ kế toán. Cụ thể, Cô Vương, nhân viên kế toán của một công ty xây dựng ở Tây Ninh (Trung Quốc) bất ngờ bị đồng nghiệp lôi vào nhóm làm việc trên WeChat.

Trong nhóm chat có lãnh đạo và một số đồng nghiệp thuộc bộ phận kinh doanh. Hai bên có dự án mới nên thành lập nhóm để thuận tiện liên lạc. Trong nhóm chat, avatar và tên của "lãnh đạo" và "đồng nghiệp" đều đúng nên cô không để ý quá nhiều.

Bất ngờ, "lãnh đạo" yêu cầu cô Vương chuyển 2,78 triệu NDT (khoảng 9,5 tỷ đồng) cho "khách hàng", lãnh đạo đưa cô số tài khoản của khách hàng và nói đây là việc rất gấp nên phải làm ngay. Đối mặt với số tiền lớn như vậy, cô Vương bất chợt cảm thấy lo lắng vì sếp tổng chưa duyệt, giờ mà chuyển tiền đi thì không ổn.

Tuy nhiên, cô phát hiện đồng nghiệp thuộc bộ phận kinh doanh không hề có động thái gì, có nhắn tin riêng cũng không thấy trả lời. Thậm chí, thông tin tài khoản của những đồng nghiệp đều trống. Trong khi đó, cô được biết tất cả các nhân viên trong công ty đều phải cập nhật thông tin cá nhân xác định danh tính trên các nền tảng có liên quan đến công việc.

Cô bất giác thấy có điểm lạ nên chưa chuyển khoản. Cô lập tức gọi điện cho cảnh sát Tây Ninh (Trung Quốc) để hỏi, cảnh sát yêu cầu cô không chuyển khoản và để cảnh sát điều tra. Cô Vương đã cung cấp thông tin tài khoản mà đối phương yêu cầu chuyển tiền, cảnh sát lần theo manh mối và phát hiện đây là một vụ lừa đảo với thủ đoạn thường xuyên xảy ra trong thời gian gần đây.

Điều đáng chú ý, tại sao những đối tượng lừa đảo lại biết được thông tin về sếp và đồng nghiệp của cô. Bằng nghiệp vụ của mình, cảnh sát phát hiện được cô Vương thường xuyên đăng ảnh chụp cùng sếp và đồng nghiệp lên mạng xã hội nên vô tình để những đối tượng lừa đảo thu thập được thông tin.

Hơn nữa, cảnh sát phát hiện tài khoản ngân hàng mà kẻ lừa đảo yêu cầu cô Vương chuyển tiền là tài khoản công của một công ty lạ. Cùng với đó, cảnh sát phát hiện ra rằng tài khoản ngân hàng công ty này có vẻ hợp pháp thực chất là tài khoản công ty vỏ bọc được mua bất hợp pháp trực tuyến bởi những kẻ lừa đảo, những kẻ này đặc biệt sử dụng những tài khoản này để chuyển tiền lừa đảo.

Sau khi điều tra cẩn thận, cảnh sát đã lần lượt bắt giữ 6 nghi phạm do một người tên Li cầm đầu ở Vân Nam (Trung Quốc). Sau khi xác minh sơ bộ, cảnh sát phát hiện nhóm lừa đảo này đã thực hiện hơn 100 vụ, lừa đi hàng chục triệu NDT.

Thấy mình thành công giúp công ty bảo vệ 2,78 triệu NDT suýt bị lừa đảo, cô lập tức báo cáo công ty. Tuy nhiên, cô lại bị sếp của mình cảnh cáo vì việc thường xuyên đăng thông tin đời sống của mình lên mạng xã hội. Thực tế, chính điều này đã vô tình khiến cô suýt nữa trở thành nạn nhân của lừa đảo trực truyến. Mặc dù vậy, cô vẫn được sếp công nhận sự tranh trí của mình.

Qua trường hợp của cô Vương, cảnh sát cảnh sát khuyến cáo, nếu gặp phải lãnh đạo yêu cầu chuyển giao, hãy nhớ xác minh tình hình qua điện thoại hoặc trực tiếp và cẩn thận xác định danh tính thực sự của bên kia. Trong quá trình giao tiếp, có thể khéo léo hỏi đối phương một số câu hỏi nhỏ, chẳng hạn như thông tin chi tiết về người hoặc đồ vật trong đơn vị, để xác định đâu là thật đâu là giả.

Cùng với đó, chú ý bảo vệ thông tin cá nhân và tổ chức. Khi nhận được tin nhắn văn bản không xác định hoặc thêm yêu cầu kết bạn, phải xác minh cẩn thận danh tính của bên kia và không tin một cách mù quáng.