Ngày 27/2, UBND huyện Trần Văn Thời vừa có báo cáo kết quả triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh về ứng phó
Việc vận chuyển lúa của bà con Cà Mau mất nhiều công đoạn, chủ yếu dùng đường bộ, do các tuyến kênh, rạch cạn nước, ghe thuyền không thể đi.
Kết quả kiểm tra cho thấy, giá lúa thương phẩm hiện đã giảm tương đối mạnh so với trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Cụ thể, lúa ST, Lộc Trời 28... trước Tết giá từ 10.500 - 11.300 đồng/kg, nay còn 7.100 - 8.800 đồng/kg; lúa OM5451, OM 18, Đài Thơm 8... trước Tết giá từ 8.800 - 9.600 đồng/kg, nay còn 7.600 - 8.500 đồng/kg.
Ngành chức năng huyện Trần Văn Thời đánh giá, trước Tết nông dân thu hoạch sớm, bán được giá cao. Tuy nhiên, hiện đã vào vụ thu hoạch rộ, nguồn cung lớn, nên giá giảm. Dù vậy, giá lúa hiện vẫn cao hơn từ 200 đồng tới 1.200 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước (tùy giống lúa).
Đường giao thông nông thôn bị ở xã Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời) bị chia cắt do sạt lở. |
“Nguyên nhân giá lúa hiện nay giảm so với thời điểm trước Tết là do tình hình giá lúa thị trường giảm. Một phần nhỏ do các tuyến kênh trên địa bàn bị cạn, không vận chuyển đường thuỷ được, dẫn tới chi phí vận chuyển đường bộ tăng, chi phí này thương lái tính vào giá mua lúa của nông dân”, báo cáo nêu rõ.
Cụ thể, giá lúa kể trên thương lái thu mua với khu vực ruộng có đường bê-tông rộng từ 2,5 - 3 m (có thể chở bằng ô tô); nhưng nếu lúa khu vực chỉ có đường bê-tông rộng 1,5 m sẽ giảm giá lúa khoảng 100 đồng/km so với chở ô tô, do thương lái phải thuê xe máy chở nên chi phí tăng; nếu khu ruộng chỉ có đường đất, giá lúa mua vào sẽ giảm 200 đồng/kg so với lúa chở ô tô.
Toàn huyện Trần Văn Thời có khoảng 14.000 ha lúa chưa thu hoạch, trong khi các kênh, rạch đều cạn nước, trong khi đường bộ cũng nhiều vị trí bị sạt lở, chia cắt. Điều này dẫn tới khó khăn trong quá trình vận chuyển lúa sau thu hoạch, nên giá lúa vùng khó vận chuyển giá thu mua thấp hơn các khu vực khác.